Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa

Để triển khai mô hình thì ruộng lúa phải SX ổn định, tưới tiêu chủ động và sử dụng máy bơm khi cần thiết.
Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.
Mô hình được triển khai tại hộ ông Nguyễn Ngọc Tuấn, thôn Phước Thành Nam, xã Hòa Phong với diện tích khoảng 5.000 m2 trên chân đất ruộng thịt có độ pH 7,2. Xung quanh bờ rào chắn bằng lưới cao 1,2 m; rào nghiêng về phía ruộng nuôi không cho cua trốn đi và có cống thoát nước ở cuối ruộng.
Ông Nguyễn Dũng cho biết, để triển khai mô hình thì ruộng lúa phải SX ổn định, tưới tiêu chủ động và sử dụng máy bơm khi cần thiết. Ruộng nuôi được đào rãnh thả ống tre để cho cua trú ẩn hạn chế gây hại nhau...
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ hộ nuôi cho biết, sau khi chuẩn bị ruộng nuôi theo yêu cầu dự án, ngày 25/12/2013 bắt đầu gieo sạ thưa để ruộng thông thoáng, khả năng quang hợp tốt nên lúa đẻ nhánh rất sớm và khoẻ. Ngày 24/2/2014, tiến hành thả cua đợt 1 với số lượng 500 kg, tương đương với mật độ thả 10 con/m2. Cua giống được lựa chọn đúng quy cách, đồng đều và khỏe mạnh không bị gãy càng và không vàng bụng, trọng lượng từ 100 - 120 con/kg.
Sau 15 ngày nuôi ông thấy cua phát triển bình thường, sau 1 tháng thì cua lột vỏ, đạt 80 - 90 con/kg và sau 55 ngày đạt từ 65 - 80 con/kg. Thức ăn cho cua gồm cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mì băm nhỏ.
“Trong quá trình thực hiện mô hình tôi thấy cua và lúa hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ sinh thái khép kín, hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV, giảm lượng phân bón chỉ bằng 1/2 so với ruộng lúa không làm mô hình. Kết quả thu hoạch lúa được 3.700 kg (tương đương 74 tạ/ha), bán giá 5.000 đ/kg, trừ chi phí lãi hơn 11 triệu đồng/vụ. Còn cua thu hơn 13 tạ (đạt tỉ lệ sống trên 80%) bán giá 40.000 đ/kg được gần 53 triệu đồng”, ông Tuấn cho hay.
Vụ HT 2014 ông Tuấn tiếp tục thực hiện dự án thả cua đợt 2 vào tháng 7 với số lượng 300 kg giống (loại 100 con/kg). Để đảm bảo mật độ nuôi 10 con/m2, từ tháng 5 ông đã tuyển chọn cua giống với số lượng bổ sung 20.000 con, tương đương 200 kg. Hiện lúa và cua sinh trưởng tốt, hứa hẹn bội thu.
Related news

Ngày 28/7/2015, tại ruộng mía của nông dân Kim Thane, ấp Soài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh tổ chức trình diễn và hội thảo máy vô chân mía cho nông dân trồng mía ở các xã vùng mía nguyên liệu của huyện Trà Cú.

Công ty Mía đường Nghệ An vừa thông qua chính sách hỗ trợ đối với các diện tích trồng mía tối thiểu 0,15ha trở lên trong vùng quy hoạch của công ty, điều kiện bắt buộc đi kèm là phải sử dụng giống mía sạch bệnh chồi cỏ.
Đa số diện tích trồng ngô ở Khánh Hòa được gieo trồng ở vùng đồi núi nên từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít khiến cây ngô bị giảm năng suất.

Thời gian gần đây, do nhiều yếu tố tác động như giá vật tư nông nghiệp tăng trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp khiến người nông dân ít mặn mà với ruộng đồng. Do đó, vấn đề cần đặt ra là phải tìm được “phương thuốc” để giúp người nông dân tăng thêm thu nhập và gắn bó với “bờ xôi, ruộng mật”.

Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai trên địa bàn huyện Đak Đoa đã được 4 năm. Qua thời gian thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương từng bước đi vào ổn định phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay.