Trang bị cho nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất nhiễm mặn

Sau buổi học, nông dân nhận thức về đất mặn và các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa đạt hiệu quả cao trên đất nhiễm mặn. Đây là đề tài nằm trong khuôn khổ “Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu mặn phục vụ sản xuất cho vùng lúa chịu mặn tỉnh Phú Yên thích ứng với biến đổi khi hậu”, do Chi cục Bảo vệ thực vật chủ trì.
Thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật, toàn tỉnh có khoảng 600ha bị nhiễm mặn, trong đó, huyện Tuy An có diện tích lúa nhiễm mặn nhiều nhất với 300ha tập trung ở các xã An Hòa (80ha), An Cư (30ha), An Ninh Đông (70ha), An Ninh Tây (30ha), An Hiệp (60ha) và An Mỹ (30ha). Thời điểm ảnh hưởng triều cường nhẹ, năng suất lúa ở vùng này chỉ đạt từ 30 đến 50 tạ/ha, ảnh hưởng nặng đạt từ 10 đến 20 tạ/ha, có nơi mất trắng.
Related news

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lên kế hoạch chuyển đổi 204.000 héc ta đất sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sang trồng màu các loại, trong đó sẽ dành 53.000 héc ta cho trồng bắp để dần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chăn nuôi. Định hướng đã rõ nhưng giải pháp đảm bảo đầu ra, giá cả ổn định có lợi cho người nông dân vẫn còn mù mờ.

Mô hình cánh đồng mía mẫu sử dụng cơ giới được triển khai tại các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) với năng suất đạt gần 100 tấn/ha.

Ngoài ra, năng suất chôm chôm sẽ giảm 20-40% so với vụ trước. Tại các chợ của TP.Biên Hòa, giá chôm chôm từ 35-38 ngàn đồng/kg. Khoảng 2 tuần nữa, Đồng Nai sẽ vào vụ thu hoạch rộ chôm chôm, có khả năng giá sẽ giảm mạnh.

Cụ thể, NAFIQAD đề nghị Sở NNPTNT TP.HCM cần tổ chức điều tra, xác minh thông tin báo chí nêu; tổng hợp đánh giá tình hình về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất, áp dụng VietGAP trong sản xuất rau tại xã Tân Phú Trung...

Hội Nông dân (ND) đứng ra làm đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản cho ND là thích hợp - đó là khuyến nghị của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Vai trò Hội ND trong bảo hộ nhãn hiệu nông sản trên địa bàn Hà Nội” diễn ra ngày 8.5, do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức.