Đưa Thủy Sản Chất Lượng Cao, Xuất Xứ Tốt Vào Australia

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Australia, sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.
Australia là một trong những nước có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này, nên, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia sẽ còn tăng hơn nữa.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, hằng năm, Australia nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá hơn 1 tỷ USD, trong đó Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 3 sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.
Trong các loại hải sản thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia. Lượng tiêu thụ tôm hằng năm lên tới 50.000 tấn. Australia nhập khẩu khoảng 25.000 tấn và lượng cung cấp còn lại từ các nhà nuôi trồng và đánh bắt địa phương.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Australia chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện.
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Sau cá hồi Đại Tây Dương, người tiêu dùng Australia rất ưa chuộng cá basa vì giá cả phải chăng, vị thanh và không có xương.
Như vậy, 2 trong 3 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Australia là tôm và cá basa đều là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.
Việt Nam hiện là một trong ba nhà nhà cung cấp hải sản lớn nhất cho thị trường Australia và nếu có cách tiếp cận và bước đi phù hợp chắc chắn sẽ tăng được thị phần.
Vấn đề hiện nay là các nhà sản xuất và cung ứng thủy sản Việt Nam cần nắm rõ các các qui định nghiêm ngặt của Australia về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn nhiều trường hợp dư lượng kháng sinh và dư lượng thuốc diệt nấm bị phát hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam nếu không loại trừ triệt để.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, giải pháp ưu việt nhất là đưa hàng có chất lượng cao và xuất xứ tốt của sản phẩm, đồng thời, xây dựng hình ảnh sản phẩm của Việt Nam không kém hơn các sản phẩm của Australia.
Theo đó, xuất xứ tốt của sản phẩm (không phải giá thấp) nên là trọng tâm chính cần hướng tới. An toàn thực phẩm, môi trường bền vững, đãi ngộ lao động, tất cả được minh chứng bằng một giấy xác nhận độc lập sẽ là con đường chúng ta phải đi.
Muốn thực sự hiểu thị trường, các nhà cung cấp nên đi thăm và dành thời gian để hiểu người tiêu dùng nghĩ gì và tìm giải pháp phù hợp cho hệ thống bán buôn và bán lẻ.
Nhưng thành công thực sự cho Việt Nam sẽ là việc cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao hơn là chỉ đơn giản cung cấp các nguyên liệu thô và chủng loại hàng rẻ tiền.
Việc này sẽ giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và thay đổi nhận thức về việc Việt Nam chỉ cung cấp các sản phẩm rẻ tiền, mà người Australia thường quan niệm hàng rẻ tiền là hàng có chất lượng không tốt.
Related news

Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.

Nhằm đảm bảo việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, xã Lợi Hải (Thuận Bắc), đã thành lập Đội thủy nông theo nước (TNTN) ở các thôn trên địa bàn. Qua hoạt động, các đội đã phát huy được vai trò của mình, tạo được sự tin tưởng để bà con yên tâm sản xuất, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu.

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.