Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi chim bồ câu vốn ít, hiệu quả cao

Nuôi chim bồ câu vốn ít, hiệu quả cao
Publish date: Wednesday. November 25th, 2015

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi trên địa bàn xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) phát triển khá mạnh, đa dạng cả về mô hình và vật nuôi.

Trong số đó phải kể đến mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm, đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu.

Chị Nguyễn Thị Kim, xóm Đèo Khê, một trong những hộ dân làm giàu từ nuôi chim bồ câu chia sẻ: Năm 2010, tận dụng chuồng gà bỏ trống, tôi đã chia thành những ô nhỏ nuôi 20 đôi chim bồ câu sinh sản giống Hà Lan và Nhật.

Thời gian đầu, tôi rất lo lắng bởi bồ câu là loại chim nuôi thả tự do, tự kiếm mồi và xây tổ, giờ mình nuôi theo phương pháp nhốt chuồng có thể chúng sẽ khó thích nghi.

Tuy nhiên, do tích cực tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc và nhân giống chim bồ câu từ một số mô hình ở Lạng Sơn, Tuyên Quang nên sau 3 tháng nuôi, chim không bị hao hụt, sinh trưởng tốt và sinh sản lứa đầu.

Đến nay, gia đình tôi luôn duy trì ổn định khoảng 200 cặp bồ câu sinh sản, một năm chúng đẻ 8 - 9 lứa.

Với giá bán bình quân từ 90 - 95 nghìn đồng/cặp bồ câu thương phẩm, bình quân một năm, gia đình tôi thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

Trước đây, cuộc sống gia đình chị Nguyễn Thị Thu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, năm 2013, chị đã vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện 10 triệu đồng để mua 30 cặp bồ câu sinh sản về nuôi.

Theo chị Thu thì nuôi bồ câu khá đơn giản bởi chuồng trại không quá phức tạp, chỉ cần không gian sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng và cung cấp nước, thức ăn đầy đủ một ngày 2 lần là có thể nuôi được.

So với gà thì bồ câu cũng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, phân của chúng có thể tận dụng để bón cây trồng rất hiệu quả.

Hiện nay, gần 100 cặp bồ câu giống của gia đình đang sinh trưởng tốt và sinh sản đều.

Bình quân, một tháng chị xuất bán khoảng 50 - 70 cặp bồ câu thịt cho các quán ăn nhỏ ngoài thị trấn Hương Sơn, với giá bán trung bình 90 nghìn đồng/cặp.

Sau khi trừ mọi chi phí, gia đình tôi thu lãi khoảng 3 triệu đồng.

Được biết, người dân xã Tân Kim đã nuôi chim bồ câu cách đây 10 năm, chủ yếu để làm cảnh nhưng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân bắt đầu nuôi chim thương phẩm với số lượng lớn.

Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 70 hộ dân nuôi chim bồ câu với tổng đàn trên 5.000 con, tập trung ở các xóm Đèo Khê, Trạng Đài, Bờ La...

Theo đánh giá của các hộ chăn nuôi thì nuôi chim bồ câu không tốn nhiều công chăm sóc, sinh sản nhanh, vốn đầu tư không quá cao (khoảng 250 nghìn đồng/cặp chim bồ câu giống), thức ăn của chúng có thể tận dụng từ các sản phẩm trồng trọt như ngô, thóc...

Mặt khác, thịt chim bồ câu là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng cao nên rất dễ tiêu thụ, khi xuất bán bà con không bị ép giá như lợn hoặc gà.

Từ nguồn thu nhập ổn định này mà đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, một số hộ trong xã còn vươn lên làm giàu từ nuôi chim bồ câu giống.

Chị Ngô Thị Phượng, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Kim cho biết thêm: Để khuyến khích người dân tích cực nhân rộng quy mô sản xuất, tháng 6-2015, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Hội LHPN xã thành lập Tổ hợp tác nuôi chim bồ câu, gồm 25 tổ viên.

Đối tượng là những hội viên phụ nữ thuộc diện nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số, ở các xóm Đèo Khê, Hải Minh, Quang Tiến, Bờ La và Trạng Đài.

Mỗi tổ viên được hỗ trợ 4 cặp chim bồ câu Pháp sinh sản, khoảng 10kg thức ăn, thuốc thú y và một số dụng cụ chăn nuôi, trị giá trên 2 triệu đồng.

Việc thành lập Tổ hợp tác nuôi chim bồ câu là hướng phát triển mới, tạo việc làm cho hội viên phụ nữ khi nông nhàn, tăng thêm thu nhập, góp phần thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Tổ hợp tác còn là nơi để các tổ viên được gặp gỡ, trao đổi kỹ thuật nhân giống, chăm sóc và làm chuồng trại cho chim bồ câu, đảm bảo tỷ lệ sống đạt cao.

Mô hình nuôi chim bồ câu đang tiếp tục được người dân xã Tân Kim nhân rộng.

Với các hộ thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn thì đây được coi là hướng làm kinh tế hiệu quả để từng bước thoát nghèo.


Related news

Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.

Tuesday. July 17th, 2012
Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha

Friday. October 21st, 2011
Dồn Lực Chặn “Tai Xanh” Dồn Lực Chặn “Tai Xanh”

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

Monday. June 25th, 2012
'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm 'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Sunday. October 23rd, 2011
Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Wednesday. July 18th, 2012