Quảng Ninh (Quảng Bình) chú trọng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, các ngành, địa phương trong huyện tiếp tục thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển thủy sản; ưu tiên cho bà con ngư dân vay vốn để đầu tư phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và chế biến thuỷ hải sản.
Trong đó, chú trọng gắn đánh bắt với chế biến hải sản nhằm giải quyết lao động phụ nghề cá, tăng thu nhập cho ngư dân; đồng thời, tăng cường các chương trình khuyến ngư để chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao sản lượng, chất lượng nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại có giá trị hàng hoá cao.
Do vậy, bà con ngư dân các địa phương trong huyện đã chú trọng đầu tư đóng mới tàu và mua sắm ngư lưới cụ đánh bắt xa bờ; đồng thời thành lập các tổ, đội hợp tác khai thác trên biển vừa hợp tác đánh bắt vừa hỗ trợ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Hiện nay, toàn huyện có 385 tàu khai thác thủy sản, tăng 11 chiếc so với năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng khai thác đạt 979,1 tấn, tăng 10,77% so cùng kỳ. Trong đó có phần lớn hải sản có giá trị xuất khẩu cao.
Cùng với đó, toàn huyện có 1.069,55 ha nuôi trồng thủy sản; trong đó, nuôi nước lợ 120,26 ha, nước ngọt 949,29 ha (có 550 ha nuôi cá trên ruộng lúa). Mô hình nuôi cá lồng trên sông Long Đại, sông Kiến Giang và sông Nhật Lệ cũng được phát triển với 106 lồng cá, tăng 71 lồng so cùng kỳ. Các hộ nuôi tôm trên cát ở Hải Ninh mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong 6 tháng đạt 683 tấn, tăng 38,75% so cùng kỳ; trong đó, nuôi nước lợ 407 tấn, tăng 46,99%; nuôi nước ngọt 276 tấn, tăng 28,14% .
Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết thêm, thời gian gần đây ở tại một số nguồn nước sông, hồ chứa trên địa bàn huyện đang xảy ra tình trạng người dân khai thác thủy sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt như dùng xung điện, chất độc có chiều hướng gia tăng làm hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường sống... Bên cạnh đó, do thời tiết và môi trường nước thay đổi thất thường dễ phát sinh dịch bệnh cho thủy sản ở các diện tích nuôi trồng...
Vì vậy hiện nay, UBND huyện đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương tích cực triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; phấn đấu thu hoạch tất cả diện tích nuôi trồng thủy sản trước mùa mưa bão sắp đến.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể; UBND xã, thị trấn tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/UBND của UBND huyện về việc ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn có hiệu quả, tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc... để khai thác thủy sản.
Related news

Hơn 20 hộ dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận với hệ thống siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức kỷ luật tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đàn bò thịt cả nước từ 6,7 triệu con năm 2007 giảm xuống còn 5,07 triệu con vào năm 2014, tức chỉ trong 7 năm đã giảm khoảng 1,63 triệu con. Do nguồn cung trong nước đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu tiêu dùng nên Việt Nam phải nhập khẩu 300.000 - 400.000 con bò thịt mỗi năm từ Australia, Lào, Campuchia, Thái Lan...

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.

Linh hoạt cấp vốn vay theo từng giai đoạn của dự án là hình thức đang được các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai trong Chương trình Cho vay thí điểm theo chuỗi nông nghiệp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai từ đầu tháng 6/2014.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi: Toàn huyện hiện có hơn 800 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm bán công nghiệp với hơn 1.000 ha. Tập trung ở các xã Tạ An Khương, Tân Đức, Nguyễn Huân, Quách Phẩm Bắc, Tân Duyệt và thị trấn Đầm Dơi, năng suất bình quân đạt 5 tấn – 6 tấn/ha/vụ nuôi.