Khởi tố vụ án hạ độc vườn nho 1.300 gốc

Nhiều thân nho bị cưa lìa gốc
Vườn nho của ông Trương Tấn Tâm ở KP.10, thị trấn Phước Dân, có diện tích 4.700 m2, trồng 1.300 gốc nho đang trong thời kỳ ra trái. Ngày 16.9, vợ chồng ông Tâm ra vườn thì phát hiện 118 thân nho bị kẻ xấu cưa đứt lìa gốc và còn để lại bảng hù dọa có nội dung “cảnh cáo mua bán lừa đảo”.
Ông Tâm cho biết sau khi cưa gốc kẻ xấu tiếp tục bỏ thuốc diệt cỏ vào hồ chứa nước để hạ độc toàn bộ vườn nho nhà ông. Theo ông Tâm, ngày 17.9, theo định kỳ phun thuốc trừ sâu ở lá nho, vợ ông bơm nước vào hồ chứa và trộn thuốc để chăm sóc vườn nho.
Ai ngờ, kẻ xấu biết quy trình, đã đổ chai thuốc Cantosin 2,4D (1/2 lít) vào hồ chứa nước vào đêm hôm trước, nên vợ ông không để ý, cứ theo quy trình VietGap phun thuốc cho cây. Sau khi phun được 2 tiếng thì phát hiện một số lá non bị héo, tiếp theo là lá già.
Ông Tâm nhờ một cán bộ ở H.Ninh Phước, chuyên trách về thuốc bảo vệ thực vật đến xem thì xác định trên lá nho có mùi thuốc Cantosin 2,4D.
Ngày 18.9, ông Trần Văn Quang (34 tuổi, người làm công cho ông Tâm) phát hiện vỏ chai nhựa màu trắng, có nhản hiệu Cantosin 2,4D (không còn nước bên trong) nằm tại đường mương dẫn nước từ cửa phía đông vườn nho.
Một cán bộ bảo vệ thực H.Ninh Phước cho biết, Cantosin 2,4D là loại thuốc đặt dụng mạnh dùng để diệt cỏ, không được sử dụng trên các loại cây ăn trái; khi bơm lên cây nho, lá nho sẽ bị héo khô. Ông Tâm khẳng định kẻ xấu đã cố tình “hạ độc” vườn nho của gia đình ông.
Hiện tại, toàn bộ chứng cứ như chai thuốc Cantosin 2,4D, bảng hù dọa có nội dung “cảnh cáo mua bán lừa đảo” treo trước hiên nhà ông Tâm và các nghi vấn khác liên quan đến chuyện buôn bán dê cừu (nghề phụ ông Tâm - PV)… gia đình ông Tâm đã cung cấp cho cơ quan chức năng.
Related news

Từ năm 2014 đến tháng 4/2015, UBND tỉnh Đồng Tháp đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tổng vốn đầu tư các dự án là 734 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của doanh nghiệp (DN) để thực hiện dự án là 237 tỷ đồng.

Liên tục mấy ngày gần đây, người dân xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thu hoạch được nhiều rau câu chỉ.

Mục tiêu của chiến dịch giải cứu này là giúp đưa giá ổi lên 2.000 đồng một kg, cao gấp 3-4 lần giá thương lái đưa ra.

Tỉnh ta có trữ lượng nông, thủy sản dồi dào và hàng chục làng nghề chế biến, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn. Trong đó các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có thế mạnh chế biến hải sản gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ; huyện Vụ Bản, Ý Yên, Thành phố Nam Định phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm…

Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.