Nuôi cá lóc đầu nhím

Cá lóc đầu nhím dễ nuôi nhưng phụ thuộc nguồn thức ăn tự nhiên, để thu được 1 kg cá lóc thương phẩm cần tiêu tốn 4 - 4,5kg cá tạp làm thức ăn, diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 - 5.000m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, mầu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh, nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.
Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 - 6cm và thả nuôi với mật độ 50 - 100 con/m2. Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá cần cẩn trọng và cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển.
Xã Phú Thọ (Tam Nông, Đồng Tháp) là nơi vùng sâu Đồng Tháp Mười, từ trước đến nay người dân sống nhờ cây lúa, nhưng cũng chỉ đủ ăn. Gia đình anh Bùi Văn Hoa từ khi chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá lóc đầu nhím lãi hơn 2 tỷ đồng/ha/năm là kết quả của việc quyết định sử dụng 4.000 m2 đất lúa đào ao nuôi cá lóc đầu nhím và kết quả bước đầu đạt hiệu quả cao hơn trồng lúa gấp năm đến bảy lần. Sau đó anh mở rộng thêm 6.000m2, tiếp tục đào ao nuôi cá, nâng tổng diện tích lên 1 ha nuôi cá lóc đầu nhím. Với diện tích này, gia đình anh thu hoạch được hơn 400 tấn cá lóc thương phẩm, doanh thu từ 14 - 15 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 2 tỷ đồng.
Anh Vũ Đình Quynh (xóm Vinh Phú, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) trong một lần xem truyền hình thấy nông dân các tỉnh phía nam nuôi cá lóc cho thu nhập cao đã quyết định vào nam học hỏi và chọn giống cá lóc đầu nhím từ Đồng Tháp đem về quê nhà nuôi.
Anh cho biết: Năm đầu tiên tôi thả 10 nghìn con giống. Nhờ chú trọng ngay từ khâu lựa chọn những con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều nên đàn cá của gia đình anh sinh trưởng, phát triển nhanh, sau sáu tháng, anh xuất bán lứa cá đầu tiên, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, các anh còn chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người khi đến học hỏi cách nuôi. Ở họ đều tựu trung một ý nguyện mong sao các hộ nông dân đều thoát nghèo và làm giàu chân chính bền vững.
Related news

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.