Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản

Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản
Publish date: Thursday. July 30th, 2015

Ông Thái Tuấn Anh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Thủy sản cho biết: Trên thị trường hiện nay, 1kg cá chạch thương phẩm có giá bán dao động từ 100.000 – 120.000 đồng, theo tính toán, nếu nuôi thả đúng kỹ thuật mỗi héc ta ao nuôi sẽ cho thu hoạch hơn 6 tấn cá chạch thương phẩm, trừ chi phí cho thu lãi từ 400 – 500 triệu đồng. Có giá trị như vậy, nhưng hiện nay, cá chạch trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, hoặc được nuôi với phương thức nhỏ lẻ, manh mún, nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, mô hình triển khai không chỉ khai thác tối đa tiềm năng về diện tích mặt nước, nguồn thức ăn sẵn có và lao động tại địa phương, góp phần chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, mà còn mở hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

Mô hình được triển khai tại 3 hộ thuộc xã Thanh Luông (huyện Điện Biên) và 1 hộ thuộc phường Him Lam (TP. Điện Biên Phủ) với số lượng 150.000 con giống/tổng diện tích 5.000m2 ao. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 50% kinh phí mua con giống, thức ăn và tập huấn kỹ thuật nuôi cá chạch đồng trong ao. Cá chạch đồng là đối tượng nuôi mới đưa vào thí điểm, bởi vậy để mô hình đạt hiệu quả cao, các hộ dân tham gia được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khi thu hoạch.

Theo đó, ao nuôi cần đáp ứng được các điều kiện như: gần nguồn nước sạch, không ô nhiễm để chủ động cấp nước sạch khi cần thiết, có lớp bùn dày từ 0,15 – 0,2m, khi nuôi nên thả bèo tây 1/3 mặt ao để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước. Cá giống ban đầu có trọng lượng từ 1,5 – 2g/con, mật độ thả từ 10 – 15 kg/100m2 ao. Cá chạch là loài ăn tạp, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám ngô, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay… Với tập tính chui rúc vào ban ngày và ăn chủ yếu vào ban đêm, vì thế, nên cho cá ăn vào chiều tối nhiều hơn. Định kỳ hàng tháng bón phân chuồng, phân xanh từ 25 – 30 kg/100m2 ao, tạo thức ăn tự nhiên cho cá, phân phải được ủ hoai với 1% vôi bột. Khoảng 20 – 30 ngày phải thay 30 – 50% lượng nước trong ao.

Theo ông Thái Tuấn Anh, tuy chạch ít bệnh hơn lươn, nhưng nuôi với mật độ quá cao hoặc để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch rất dễ mắc các bệnh như nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, người dân cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện dịch bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời. Nếu nuôi thả tốt, đúng kỹ thuật, sau 5 – 6 tháng nuôi cá chạch thương phẩm đạt trọng lượng 25 – 40 con/kg có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ.

Ông Nguyễn Thế Nghi, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Thanh Luông - một trong những người tham gia mô hình cho biết: Trước đây, tôi nuôi thả chủ yếu các loại cá truyền thống như: trắm cỏ, chép, rô phi… Những năm gần đây với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân thì việc bổ sung đối tượng nuôi mới, đa dạng nguồn hàng hóa thương phẩm là điều rất cần thiết. Khi biết Trung tâm Thủy sản triển khai mô hình nuôi cá chạch đồng trong ao, tôi mạnh dạn đăng ký tham gia với diện tích 1.500m2 ao, thả 45.000 con giống. Do đây là giống mới, chưa có kinh nghiệm nên tôi tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Thủy sản. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, tôi có thể nuôi ghép thêm một số đối tượng thủy sản khác như cua, cá trắm đen, cá chép để tận dụng thức ăn dư thừa và tăng hiệu suất sử dụng trên cùng một diện tích ao nuôi. Từ đó, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.


Related news

Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.

Thursday. August 27th, 2015
Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

Thursday. August 27th, 2015
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.

Thursday. August 27th, 2015
Hoang phế một vùng tôm Hoang phế một vùng tôm

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…

Thursday. August 27th, 2015
Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…

Thursday. August 27th, 2015