Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loạn giá vải đầu mùa

Loạn giá vải đầu mùa
Publish date: Thursday. May 21st, 2015

Nửa đầu tháng 6 mới bắt đầu vào chính vụ thu hoạch vải thiều, song, thời điểm này, tại chợ, quầy hàng hoa quả trên các tuyến đường Hà Nội, vải đã được bày bán với nhiều mức giá khác nhau.

Tại chợ Sáng (phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm), do vào cuối tháng âm lịch, các quầy hàng hoa quả tại đây khá đông khách. Chị Mai, tiểu thương cho biết trong số mặt hàng bán chạy thì vải được khá nhiều khách lựa chọn. Với giá bán 50.000 đồng một kg, theo chị, vẫn rẻ nhất tại chợ này.

"Đây là vải Thanh Hà chứ không phải vùng Lục Ngạn. Do có mối quen tại vườn nên mình nhập giá tốt hơn các quầy khác, còn chất lượng thì mọi người ăn thử trước khi mua nên họ có quyền từ chối nếu hàng không ngon", chị cho hay.

Chợ có hơn 10 quầy hoa quả, giá vải cũng có đến vài mức giá khác nhau dao động 45.000-60.000 đồng một kg. Theo lý giải của tiểu thương, do có nhiều loại từ các vùng trồng khác nhau.

"Ví như vải u trứng Lục Ngạn giá không bao giờ dưới 55.000 đồng, thậm chí một vài ngày trước đây giá bán đã lên đến 70.000 đồng một kg", một tiểu thương cho biết.

Tại một số chợ  khu vực Cầu Giấy như Nhà Xanh, Nghĩa Tân... mức giá bán được niêm yết là 70.000 đồng mỗi kg. Chị Hương, tiểu thương tại chợ Nghĩa Tân cho biết, vải đầu vụ rất ít, để có khoảng 20kg chị phải có mặt tại chợ đầu mối từ 3 đến 4h sáng. "Giá nhập vào khá đắt từ 58.000 đến 60.000 đồng một kg, nên không thể bán dưới 50.000 đồng", chị nói.

Theo chị Hương, nếu là người sành ăn vải chắc chắn sẽ phân biệt được vải u trứng và vải chua. Loại vải u trứng Thanh Hà, Lục Ngạn quả to mọng, vỏ đỏ, cùi dày đặc biệt gai lỳ chứ không nhọn như giống vải trồng tại các vùng khác.

"Vải đó xanh vỏ, hạt to, rất chua nên giá bán chỉ 35.000-40.000 đồng. Thời gian trước khi chưa có giống vải sớm u trứng thì còn nhiều người mua chứ hiện nay rất ít người ăn”, chị nói.

Tại một số ki ốt hoa quả bên ngoài chợ Cống Vị, Ngọc Hà, Thành Công..., vải được bán với giá 75.000-80.000 đồng một kg. Các tiểu thương tại đây thừa nhận không rõ vải của vùng nào nhưng là hàng đầu mùa nên bán kèm các loại quả khác để giữ khách. Theo một số tiểu thương, hiện giá bán đã giảm 5.000 - 10.000 đồng so với vài ngày trước đó.

“Mấy ngày trước giá tại chợ đầu mối đắt quá mình chẳng dám nhập về, sợ ế hàng vì quả vải không thể để được lâu như một số loại quả khác, chỉ cần thâm vỏ là hỏng ngay”, một tiểu thương tại chợ Ngọc Hà cho hay.

Theo một số nông dân trồng vải tại Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang), cuối tháng 5, giống vải u trứng của địa phương mới bắt đầu thu hoạch. Thông thường giá bán lẻ từ 30.000 đến 35.000 đồng một kg, với giống vải chua (thường gọi tu hú) do chất lượng quả kém hơn nên giá bán thậm chí chỉ 10.000-15.000 đồng một kg.

“Vải đang được bán 70.000-80.000 đồng một kg tại thị trường Hà Nội là quá cao, có thể nguồn hàng lấy từ nhiều nơi nên chi phí vận chuyển lớn. Cũng không loại trừ việc tiểu thương làm giá”, ông Đặng Văn Thắng ở xóm Ngọt nhận định.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng không chỉ có vải mà hầu hết các nông sản đầu mùa đều rất đắt đỏ.

"Đáng kể hơn, người tiêu dùng thích mua theo phong trào, đặc biệt với những hoa quả đầu mùa nên cung không đáp ứng cầu khiến giá bán đắt hơn chính vụ", vị này cho biết.

Song, ông Phú cho rằng, câu chuyện lâu dài cần phải bàn nhiều hơn chính là chiến lược tiêu thụ bền vững nông sản tươi của Việt Nam. Dù năm nào cơ quan quản lý cũng có kế hoạch, chương trình, nhưng thị trường tiêu thụ vẫn luôn bị chi phối bởi số ít các thương lái nước ngoài.

Năm nay, để chuẩn bị cho tiêu thụ vải thiều, Bộ Công Thương đang có những động thái sớm. Ngoài một số chương trình xúc tiến thương mại tại địa phương, các cuộc họp bàn kế hoạch triển khai thị trường giữa các cơ quan quản lý đã được tổ chức, trong đó xuất khẩu.

Mới đây, tại hội nghị tiêu thụ nông sản bền vững, ông Vũ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết đã đề xuất lên Chính phủ việc thành lập tổ công tác liên ngành phản ứng nhanh giải quyết đầu ra cho nông sản, trong đó có vải thiều.

Theo cơ quan này, sản lượng vải năm nay khoảng 200.000 tấn, ngoài vấn đề tiêu thụ trong nước, việc xuất khẩu sang Mỹ, Australia, Nhật, Hàn Quốc... cũng được triển khai nhằm mở rộng hơn thị trường tiêu thụ, tránh bị động vào thị trường Trung Quốc

Bộ Công Thương cho biết để tránh tình trạng đứt đoạn thông tin giữa địa phương với cơ quan quản lý, bộ sẽ xây dựng đề án thí điểm cung cấp thông tin, thông qua điện thoại di động để lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã nắm bắt thông tin về thị trường, nhóm ngành hàng trọng điểm. Các thông tin dự báo thị trường ngắn, dài hạn để phục vụ điều hành, cũng như làm quy hoạch cho các mặt hàng nông sản.


Related news

Đột Phá Bằng Sen - Cá Đột Phá Bằng Sen - Cá

Mặc dù có đến 3,5ha ruộng lúa nhưng những năm trước gia đình ông Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế vẫn rất khó khăn. Theo ông Thăng, nguyên nhân bởi toàn bộ diện tích ruộng này đều bạc màu, sản xuất không hiệu quả. Nhưng từ năm 2006 đến nay, sau khi chuyển đổi số ruộng trên sang trồng sen kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình ông lên như diều gặp gió.

Wednesday. July 11th, 2012
Cơ Bản Được Kiểm Soát Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Cơ Bản Được Kiểm Soát Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.

Sunday. April 8th, 2012
Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

Wednesday. July 11th, 2012
Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.

Sunday. April 8th, 2012
Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.

Thursday. July 12th, 2012