Nuôi Cá Bớp Cho Thu Nhập Cao
Cá bớp còn có tên cá bóp, cá giò, là một trong những loài cá biển nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, cá được nuôi chủ yếu bằng lồng trên biển, tạo ra sản lượng lớn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).
Vốn đầu tư nuôi mỗi bè cá bớp khoảng 100 triệu đồng (đóng bè, mua cá giống, mua thức ăn nuôi cá). Mỗi bè có diện tích 16 m 2 , quy mô nuôi 250 con cá bớp có trọng lượng ban đầu từ 0,4 đến 0,5 kg. Thức ăn ưa thích của chúng là các loài cá, tôm, cua nhỏ.
Trong quần đàn, cá cái thường lớn nhanh hơn cá đực, có thể đạt 4 - 6 kg sau một năm nuôi. Cá thành thục sau 2 - 3 tuổi, cỡ 6 - 10 kg, cá cái thường thành thục muộn hơn cá đực; mùa sinh sản từ tháng 4 - 9, cao điểm vào tháng 6 -7.
Cá thường đẻ vào lúc hoàng hôn và có thể đẻ 15 -20 lần trong mỗi mùa sinh sản. Sức sinh sản cá cái từ vài trăm nghìn đến hàng triệu trứng mỗi con, trứng cá thuộc dạng trôi nổi và nở tốt ở độ mặn 30 - 32%o, nhiệt độ thích hợp 24 - 28 0 C.Thương lái đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 100 nghìn đến 120 nghìn đồng/kg.
Theo tính toán, mỗi bè cá bớp sẽ cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/vụ nuôi, hộ thả nuôi bốn bè cá bớp thu nhập hơn 200 triệu đồng/vụ nuôi. Điểm thuận lợi là cá bớp có thể nuôi quanh năm với kỹ thuật nuôi đơn giản, cá ít bị bệnh. Thức ăn nuôi cá bớp chủ yếu là các loại cá tạp được mua từ các chủ tàu cá trên biển.
Ngoài ưu điểm tăng trọng nhanh, cá bớp còn có tính thích nghi cao, kháng bệnh tốt. Cá bớp thương phẩm hiện được nuôi phổ biến bằng hình thức nuôi nhỏ lẻ để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho các thành phố lớn trong nước, đồng thời cũng được nuôi công nghiệp với sản lượng lớn.
Related news
Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.
Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.
Từ đầu năm đến nay, tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã liệt kê, giám sát được các đầu nậu, đường dây, đối tượng chuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu.
Do ảnh hưởng của các cơn bão số 10, 11, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề. Ao hồ sạt lở, hệ thống tiêu thoát bị ảnh hưởng; đặc biệt, nhiều loại thủy, hải sản trong giai đoạn sinh trưởng đều bị trôi theo nước lũ. Không ít mô hình được đầu tư hiệu quả đang gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án sản xuất của địa phương.
Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.