Nuôi Bò, Giúp Thoát Nghèo Hiệu Quả

Ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự hiện có trên 70 hộ nuôi bò với gần 500 con bò các loại. Những năm gần đây, người dân đã biết chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò, đưa giống bò lai vào nuôi thay thế đàn bò truyền thống và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Anh Nguyễn Văn Quấn ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B thực hiện mô hình nuôi bò thịt vỗ béo. Từ nhiều năm nay, mỗi năm gia đình anh Quấn nuôi được 3 lứa bò, mỗi lứa từ 5 - 6 con bò thịt, thời gian từ khi nuôi đến lúc xuất chuồng khoảng 3 - 5 tháng. Mỗi con bò khi mua về nuôi có trọng lượng từ 60 - 70kg, với giá 10 - 12 triệu đồng/con, khi bán ra được 27- 30 triệu đồng/con. Như vậy, trừ khoản chi phí, tính ra mỗi năm gia đình anh Quấn thu về 50- 60 triệu đồng tiền lãi.
Để lấy thức ăn cho đàn bò, gia đình anh Quấn trồng thêm cỏ voi và tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp như: cây bắp, rau muống... Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò thịt đem lại hiệu quả, anh Quấn cho biết: “Chuồng trại phải kiên cố, nền láng xi măng, máng ăn sạch sẽ để bảo đảm vệ sinh và phải tiêm phòng đầy đủ”.
Khác với mô hình vỗ béo bò thịt, anh Võ Văn Huân ở ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B nuôi 3 con bò đẻ, một năm anh thu được lợi nhuận khoảng 15 - 20 triệu đồng/con.
Từ nguồn thu nhập nuôi bò kết hợp với nuôi gà, trồng trọt nên kinh tế của gia đình anh Quấn, anh Huân và nhiều hộ dân ấp Phú Trung đã ổn định, nhờ đó các gia đình có điều kiện lo cho con ăn học, xây dựng nhà cửa khang trang, cuộc sống của người dân được nâng lên đáng kể.
Related news

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8 tới.

Ngày 22-8, Bộ Tài chính cho biết, Thứ trưởng Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.