Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã- Lợi Bất Cập Hại
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...
Song, do tác động của thị trường giá đầu ra sản phẩm rất bấp bênh tác động xấu đến kết quả sản xuất. Rắn là loài ĐVHD đang được gây nuôi nhiều nhất trên địa bàn tỉnh. Trong đó có một số địa phương tập trung nhiều trang trại, gia đình gây nuôi như Lâm Thao, TX Phú Thọ, Thanh Ba, Phù Ninh...
Loài rắn được các hộ gây nuôi hiện nay chủ yếu là rắn hổ mang (với hơn 450 hộ); rắn ráo trâu (hơn 40 hộ). Xã Tứ Xã huyện Lâm Thao được coi là làng nuôi rắn có tiếng với hàng trăm hộ tham gia nuôi, ấp giống, cung cấp thức ăn... Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình nuôi rắn cũng đang lao đao vì giá xuống thấp, giá rắn giống hơn một triệu đồng một kg thì rắn thương phẩm lại chỉ thu được từ 500-600 nghìn/ kg.
Cùng với rắn, nhím cũng là loài động vật được nuôi với số lượng đông, có hơn 400 hộ gia đình ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh nuôi. Cũng khó khăn như rắn, hiện nay vấn đề tiêu thụ con giống, thịt thương phẩm nhím ngày càng trở nên khó khăn, bất lợi cho các hộ gia đình.
Không thể phủ nhận cách đây chừng vài năm, việc phát triển các trại nuôi nhím trong nhân dân được coi là hướng làm ăn mới, mang về nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm cho mỗi hộ đầu tư.
Đó là thời điểm đầu ra thị trường nhím giống suôn sẻ với giá mỗi cặp nhím sinh sản bán cho hộ có nhu cầu trong, ngoài tỉnh không dưới 16 triệu đồng. Giá nhím thương phẩm (bán thịt) cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng đặc sản cũng không dưới 700.000 - 800.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, đầu ra nhím giống, nhím thịt không còn thuận lợi như trước. Minh chứng cụ thể là giá nhím giống cung cấp giảm còn một nửa và đến thời điểm hiện tại, giá bình quân trên thị trường giảm gấp ba, bốn lần so với trước đây.
Thị trường sản phẩm nhím thịt còn thảm hại hơn, giá cả liên tiếp sụt giảm từ 400.000 - 500.000 đồng/kg vào năm 2011, nay dừng ở giá 120.000 - 150.000 đồng/kg (chỉ ngang bằng về giá so với thịt thương phẩm của một số vật nuôi thông thường).
Gia đình ông Nguyễn Văn Luân ở khu 2 xã Tam Sơn huyện Cẩm Khê cũng lựa chọn nghề nuôi ĐVHD nhằm cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, loài gia đình ông chọn để gây nuôi không phải là rắn, nhím hay lợn rừng mà là con hươu sao.
Ông lý giải cho sự đầu tư của gia đình mình là: Nuôi rắn, nhím thấy thị trường đầu ra cho thương phẩm bấp bênh quá, trong khi nhận thấy nuôi hươu sao là một thị trường tiềm năng; một bộ phận không nhỏ các gia đình có điều kiện kinh tế đang có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nhung hươu để bồi bổ sức khỏe. Ông đã gặp cán bộ kiểm lâm địa bàn hỏi nhờ hướng dẫn thủ tục lập trại nuôi, kỹ thuật nuôi và lặn lội vào tận Nghệ An để mua hươu giống.
Thực tế đã chứng minh cho sự lựa chọn của gia đình ông là sáng suốt. Hươu sao là loài dễ gây nuôi, ít bệnh tật, thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thô xanh, các loài cỏ giàu chất xơ. Hiện tại, cứ vào mùa cho khai thác từ tháng 12 đến tháng 5, gia đình ông luôn có khách đặt mua nhung hươu từ trước và đến tận nhà để nhận sản phẩm. Giá nhung hươu do gia đình ông thu hoạch hiện cũng từ 2,0-2,2 triệu đồng/100gram.
Sau khi hạch toán chi phí, ông Luân thấy đây là nghề nuôi cho hiệu quả kinh tế. Hươu chỉ ăn thức ăn thô xanh có nguồn cung cấp dồì dào,dễ trồng ở tỉnh nhà, ít ăn thức ăn tinh; nên đã vận động các anh em trong gia đình mình nhân rộng mô hình này.
Thực tế cho thấy, phong trào gây nuôi ĐVHD phát triển thiếu định hướng, chưa có sự kiểm soát đã dẫn đến cung vượt quá cầu. Nhiều hộ chăn nuôi rắn, nhím... chạy theo “phong trào” nên đã lâm vào tình cảnh làm ăn thua lỗ.
Kinh nghiệm của nhiều chủ hộ có trại nuôi ĐVHD cho thấy: Trước khi tính đến phát triển trại nuôi, hộ gây nuôi cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường, đảm bảo nền tảng về vốn, giống, kỹ thuật và đầu ra sản phẩm để tránh rủi ro, thiệt hại. Quan trọng nhất là phát triển nghề có định hướng, chọn lọc để việc gây nuôi duy trì hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
Related news
Hành là cây trồng chính ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát - Bình Định), được cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông, tổng diện tích hàng trăm hec ta. Ở vụ Hè này, toàn xã xuống giống hơn 81 ha hành, thu hoạch bán được giá cao, người trồng hành rất phấn khởi.
Không chỉ được bán ở những nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền, rau rừng còn được bán kèm với bánh xèo, thịt bò và bắt đầu chen chân vào siêu thị.
Đến thời điểm này, hồ chứa nước Thới Lới ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã xuống đến mực nước “chết”. Còn các giếng nước trên huyện đảo này hầu như bị nhiễm mặn khiến 130 ha hoa màu có khả năng bị hạn…
Khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều gia đình ở xã Thụy Liên (Thái Thụy - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình nuôi cá lóc bông cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh Bùi Sỹ Trạng, thôn Cam Ðoài đang cho thu nhập rất ổn định, bình quân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm.
Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười nhìn thấy một biểu giá đi lên của loại thịt đại gia súc này: “Năm 1980, giá thịt bò chỉ bằng nửa giá thịt heo. Năm 1990, giá thịt bò bằng thịt heo. Năm 2000 giá đã gấp đôi, và đến năm 2010 thì đã gấp 4 lần!”.