Vụ Lúa Hè Thu 2014 Những Điều Đọng Lại
Bình diện chung toàn tỉnh, vụ sản xuất lúa hè thu 2014 thành công. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có những ưu phiền, nhất là khi một bộ phận nông dân bị thất bát, khiến niềm vui chưa được trọn vẹn…
Vụ hè thu này, nhiều hộ nông dân “bể bồ” lúa, khi ở Mộ Đức năng suất bình quân ước 64 tạ/ha, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành 63 tạ/ha…Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chung thì nông dân một số địa phương cũng có những nỗi buồn riêng. Ấy là nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước hoặc sa bồi thủy phá do cơn lũ hồi giữa tháng 11.2013, nông dân “xé” quy trình kỹ thuật khiến kết quả sản xuất ở một số cánh đồng mẫu lớn (CĐML) không như mong đợi…
Nỗi buồn… thất thu
Trong khi nông dân trong huyện hồ hởi, phấn khởi vì lúa được mùa, thì bà con các thôn Phú Khương, Trũng Kè của xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành) lại rầu lòng vì cả hai vụ đông xuân và hè thu, họ đều…bỏ ruộng! Lý do là vụ đông xuân, ruộng bị sa bồi thủy phá do trận lũ hồi giữa tháng 11.2013 gây ra nên không thể gieo sạ, đến vụ hè thu thì lại thiếu nước nên 62 ha trên cũng được… “nghỉ ngơi”. Điều này khiến bà con nông dân nơi đây, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Hrê ở thôn Trũng Kè đối mặt với nguy cơ thiếu ăn ngay trong mùa gặt.
Dù không gieo sạ được nhưng xem ra, bà con ở Phú Khương, Trũng Kè vẫn còn “may mắn” hơn nông dân thôn Ruộng Vỡ và Trường Lệ vì họ chưa phải mất “cả công lẫn tiền”. Bởi dù gieo sạ được, nhưng hơn 18ha lúa ở hai thôn Ruộng Vỡ và Trường Lệ lại thiếu nước nên cháy nắng, mất trắng hoàn toàn. Thiệt hại này khiến bà con điêu đứng. Vì “chắt bóp mãi cây lúa mới lớn, đến khi gần được ăn thì bị khô hạn chỉ thu được rạ. Đúng là trời hại”, bà Đinh Thị Rơn, ngụ thôn Ruộng Vỡ nói như than.
Không riêng gì Hành Tín Tây mà vụ hè thu 2014, huyện Nghĩa Hành có gần 163ha diện tích ruộng ở các xã Hành Tín Đông, Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Minh… không gieo sạ được hoặc mất trắng hoàn toàn do thiếu nước. Vậy nên hiện giờ, khi nông dân các nơi trong tỉnh đang hồ hởi gặt, phơi cất lúa thì bà con các địa phương trên lại thấp thỏm lo…đói và mong nhận được sự hỗ trợ của cấp trên (chủ yếu là gạo) để đảm bảo cái ăn khi mùa mưa sắp tới.
…và “xé” quy trình kỹ thuật
Thật ra, CĐML lúa là bước nối dài của kỹ thuật sản xuất IPM “3 giảm, 3 tăng” mà nhiều năm nay, bà con nông dân đã được ngành khuyến nông hướng dẫn và thực hiện. Nếu khác, có chăng chỉ là diện tích sản xuất tập trung lớn hơn, số hộ tham gia nhiều hơn.
Biết thế nhưng vụ hè thu vừa rồi, nhiều CĐML lúa lại chưa thật sự đạt được kết quả như mong đợi. Đó là tình trạng ruộng mô hình không đồng nhất (gieo sạ dày, mỏng) khiến nơi được lúa, chỗ ngã đổ; CĐML “lõm”-tức ngay giữa 15-20 ha lúa chung giống của CĐML lại lọt vào những đám ruộng…khác giống! Điều đáng nói là tình trạng này lại xảy ra tại những nơi đã từng được triển khai thí điểm sản xuất lúa theo mô hình IPM “3 giảm, 3 tăng” từ 3-4 năm về trước.
Do vậy, khi tham gia đánh giá kết quả những CĐML này, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh (TT) Lê Văn Việt thẳng thắn: “Rất nhiều nông dân khu vực đồng bằng khi tham gia sản xuất CĐML đã tự ý thêm giống, “xé” quy trình kỹ thuật, còn bà con khu vực miền núi thì “mình không biết mua giống này (VN121-PV) ở đâu chứ nếu biết, mình cũng thêm chứ giống cán bộ cấp… ít quá”. Nghe vậy, chúng tôi cũng hết cách. Chỉ buồn là không biết đến bao giờ, nông dân trong tỉnh mới tiến được đến sản xuất lúa hàng hóa”.
Còn Giám đốc Sở NN&PTNT Dương Văn Tô cũng không khỏi bất ngờ sau khi trực tiếp kiểm tra một số cánh đồng lúa mẫu của các địa phương. Đó là sự chênh lệch quá lớn về mật độ cây, sâu bệnh, tỷ lệ ngã đổ và năng suất lúa giữa các đám ruộng. “Điều này thể hiện “tay nghề” của từng hộ nông dân, bởi chung giống, cùng quy trình chăm sóc, rồi thổ nhưỡng ruộng cũng tương đối giống nhau nên không thể có chuyện lúa “vênh” nhiều đến thế”, ông Tô nhấn mạnh.
Related news
Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.
Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.
Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.
Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.
Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.