Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò

Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò
Publish date: Monday. October 13th, 2014

Tháng 10, đi qua những con đường hiền hòa ấp Thanh An, Thanh Bình của xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) những chùm nhãn tiêu da bò chín vàng ngọt ngào như níu chân người.

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.

“Bén” đất Thanh Lương

Ấp trưởng Thanh An Trần Văn Dũng phấn khởi cho biết, nhờ trồng nhãn mà hàng trăm gia đình nơi đây trở nên khấm khá. Thanh An có 248 hộ, trong đó 170 hộ trồng nhãn là những gia đình giàu có. Năm 2014, Thanh An đang chuẩn bị đón danh hiệu ấp văn hóa tiêu biểu 4 năm liền. Người mang cây nhãn tiêu da bò đến Thanh An là vợ chồng ông Hồ Văn Bé Ba - Phan Thị Hằng, quê gốc Tiền Giang.

Bà Hằng nhớ lại, gia đình ở quê chỉ có mấy công đất nên quyết định lên Bình Phước lập nghiệp. Lúc này ở Thanh An, Thanh Bình đất rộng, người thưa nhưng cũng là thời điểm nhiều hộ kiệt quệ vì hồ tiêu chết do đất có đá bàn nên mùa mưa bị ngập úng. Sông nước miền Tây ngoài cây lúa còn là thủ phủ của cây ăn trái.

Những năm 1996 - 2000, nhãn tiêu da bò có giá 18 - 20 ngàn đồng/kg và luôn hút hàng nhờ thị trường lớn. Với chất đất có pha sỏi cơm và nằm ven sông thích hợp với cây ăn trái nên vợ chồng bà Hằng quyết định đưa nhãn tiêu da bò lên trồng thử nghiệm.

2 năm sau, mấy chục gốc nhãn của gia đình bà Hằng cho trái, chất lượng ngang bằng nhãn ở miền Tây. Vợ chồng bà Hằng phấn khởi chiết cành, nhân giống để trồng và cung ứng cho người dân.

Ngoài cung ứng giống, ông bà còn giúp bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn cho năng suất cao, chất lượng đều. Khá lên nhờ nhãn nên có mùa giá giảm sâu chỉ còn khoảng 4.000 đồng/kg, các hộ dân ở Thanh An, Thanh Bình vẫn kiên trì, chung thủy với cây nhãn để chờ giá mà không theo phong trào chặt cây này trồng cây khác.

Mở cửa kêu gọi doanh nghiệp đầu tư

Hiện 2 ấp Thanh An và Thanh Bình có khoảng 550 ha nhãn tiêu da bò. Từ hiệu quả trồng nhãn tiêu da bò, Thanh An, Thanh Bình đã mở rộng diện tích các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như cam sành, bưởi da xanh, quýt đường, chanh hoa tím, tạo thành vùng chuyên canh cây ăn trái nổi tiếng của Thanh Lương. Vùng chuyên canh cây ăn trái Thanh An, Thanh Bình cũng tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong mùa thu hoạch.

Ấp trưởng Trần Văn Dũng cho biết, hiện Thanh An có 800 ha cây ăn trái/tổng diện tích 1.700 ha, trong đó diện tích nhãn lớn nhất với 450 ha. Những năm gần đây, Thanh An tổ chức các đoàn tham quan mô hình trồng xen để tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích, giảm sâu bệnh cho cây nhãn.

Theo đó, các hộ chặt bớt 1 hàng nhãn để xen quýt đường, bưởi da xanh, chanh và cam sành, lợi nhuận tăng lên gấp 1,5 lần. Nhãn tiêu nhờ đó trái cũng đẹp, đều hơn. Với giá nhãn bình quân 10 ngàn đồng/kg, năng suất 15 - 17 tấn/ha, nếu có trồng xen, lợi nhuận bình quân đạt trên 350 triệu đồng/ha.

Ước mơ có kho lạnh

Những năm 1980 - 1990, anh Dũng được đào tạo ở Liên Xô về quy trình xây dựng Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Bây giờ anh Dũng và nhiều hộ trồng nhãn ở Thanh An mong xây dựng quy trình sản xuất khép kín tại chỗ từ trồng trọt đến đầu ra cho nông sản như các tỉnh miền Tây.

Muốn làm chủ thị trường với giá cao, ổn định thì vùng chuyên canh sản xuất trái cây Thanh Lương cần có doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho lạnh để bảo quản trái cây giúp nông dân điều tiết thị trường.

Anh Dũng tính toán, tháng 7, giá nhãn đầu mùa 18 - 20 ngàn đồng/kg, chính vụ tháng 9 đến tháng 10 chỉ còn 9 - 10 ngàn đồng/kg và cuối mùa tháng 11 lại tăng lên gấp rưỡi. Nếu có kho lạnh, nông dân ký gửi hàng giảm tải sản lượng lúc chính vụ để điều tiết thị trường thì cả doanh nghiệp và nhà vườn đều có lợi.

Với hàng ngàn ha cây ăn trái ở Thanh Lương thì hệ thống kho lạnh không lo thiếu hàng. Nhà vườn có lợi sẽ vào tổ hợp tác để liên kết cùng nhau trong quy trình sản xuất nông sản an toàn. Như vậy, thương hiệu cho nông sản cũng được bền lâu.

Dán nhãn cho nông sản để có thị trường ổn định, giá cao là hướng đi của Thanh Lương. Hiện Thanh Lương đang xây dựng thương hiệu cho gà thả vườn, nhãn tiêu da bò và chanh bông tím ở 2 ấp Thanh Bình và Thanh An.

Anh Nguyễn Bá Tự, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Lương cho biết.


Related news

Diện Tích Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Tăng

Nguyên nhân diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng nhanh là do mô hình này có chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, người dân từng bước chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến, nhằm tăng thu nhập.

Thursday. December 18th, 2014
Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Cần Chủ Động Được Con Giống Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Cần Chủ Động Được Con Giống

Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

Thursday. December 18th, 2014
Kiên Giang Sẽ Là 1 Trong 5 Trung Tâm Nghề Cá Lớn Của Cả Nước Kiên Giang Sẽ Là 1 Trong 5 Trung Tâm Nghề Cá Lớn Của Cả Nước

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.

Thursday. December 18th, 2014
Nuôi Ốc Hương Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa) Nuôi Ốc Hương Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa)

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.

Thursday. December 18th, 2014
Hậu Giang Tìm Lại Vị Thế Cho Cá Rô Đồng Đầu Vuông Hậu Giang Tìm Lại Vị Thế Cho Cá Rô Đồng Đầu Vuông

Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.

Thursday. December 18th, 2014