Nông Dân Tập Trung Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Hè Thu

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT thì tính đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 63.093 ha các loại cây trồng vụ hè thu, đạt gần 84,5% so với kế hoạch đề ra.
Cùng với việc gieo trồng những giống tốt, đúng kỹ thuật thì ngành chức năng còn lưu ý nông dân cần thường xuyên thăm đồng, chăm sóc, phát hiện dịch bệnh để kịp thời có hướng xử lý phù hợp. Nhờ đó hiện nay, các loại cây trồng đều đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Vào thời điểm này, bà con nông dân của huyện Đắk Mil đang tập trung ra đồng chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng vụ hè thu.
Chị Nguyễn Thị Mơ ở thôn Thuận Nam, xã Thuận An cho biết: “Với hơn 2 ha đất trồng đậu phộng, khoai lang và khoai môn, tôi đã bỏ ra gần 20 triệu đồng để mua phân hóa học, hữu cơ để bón thúc cho cây nhanh phát triển. Hiện nay, các diện tích cây trồng đều phát triển tốt, chưa có biểu hiện của sâu bệnh”.
Theo UBND xã Thuận An thì cùng với cây ngô lai, trong những năm gần đây, các loại đậu đỗ, khoai môn cũng đã được bà con phát triển nhiều. Riêng vụ hè thu này, toàn xã cũng đã xuống giống được hơn 2.000 ha các loại cây trồng, chính quyền đang động viên nhân dân tăng cường nhân lực, tiền của để tập trung làm cỏ, bón phân.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Mil thì vụ hè thu, địa phương đã gieo trồng được gần 14.500 ha, đạt 87% so với kế hoạch; trong đó 2 loại cây đạt diện tích theo kế hoạch là ngô với 7.000 ha và đậu đỗ các loại với 2.400 ha. Hiện nay, ngành nông nghiệp địa phương đang hướng dẫn nhân dân tranh thủ thời tiết để làm cỏ, bón phân, theo dõi dịch bệnh cho diện tích đã gieo trồng nhằm đảm bảo một vụ sản xuất thắng lợi.
Tương tự, theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút thì nhờ có sự chủ động cả từ phía cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và nhà nông nên đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được hơn 15.252/16.744 ha. Trong đó, một số loại cây trồng vượt so với kế hoạch, như ngô: 8.000 ha/7.909 ha, đậu các loại 850/750 ha.
Để nhân dân thực hiện việc gieo trồng đúng kỹ thuật, phòng chống bệnh hiệu quả, cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, bảo vệ thực vật địa phương đã thường xuyên có mặt tại các xã, thôn, bon để kiểm tra, theo dõi tình hình sản xuất. Vì vậy, một số bệnh thông thường xuất hiện trên cây ngô như sâu xám, sâu đục thân, trên các loại đậu như sâu xanh, sâu khoang, đã được phòng, trừ kịp thời.
Related news

Mặc dù chưa đến mùa hạn nhưng trên nhiều con sông phía Bắc tỉnh Quảng Nam nước mặn xâm nhập với nồng độ cao khiến nhiều trạm bơm treo máy. Để cứu gần 3.000 ha lúa, hoa màu cần sớm đắp đập ngăn sông Vĩnh Điện giữ ngọt, ngăn mặn đảm bảo năng suất lúa ĐX.

Khi mật độ ốc cao (5 - 7 con/m2), ốc nhỏ không thể bắt bằng tay, nên giữ mực nước 2 - 3 cm và sử dụng một số loại thuốc để trị như Bayluscide 250 EC, Bolis 6GB Clodan super 700WP, Oxdie 700WP, VT-Dax 700WP, Pazol 700WP...

Cây cam Chanh được di nhập vào đất Ninh Giang (Hải Dương) từ lâu đời và được nhân dân thuần hoá, lưu giữ thành đặc sản của xứ Đông. Tuy nhiên giống cam quý này đang thoái hóa, diện tích trồng rất hạn chế. Giải pháp phục tráng liệu có bảo tồn, phát triển được vườn cam Chanh?

Được hưởng đặc ân phù sa bồi đắp cho biền bãi của dòng sông Bồ, một thời quýt Hương Cần (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) là thứ đặc sản dùng để tiến vua. Trái quýt cũng mang lại đời sống ấm no cho thôn Giáp Kiềng. Qua thời gian, giống quýt quý lụi tàn dần, số hộ bám trụ với cây cũng chẳng còn được mấy người…

Thuộc nhóm những mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao trên địa bàn xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản của gia đình anh Phạm Lê Binh, thôn Khởi Xá Ngoài là một trong những điển hình trong cách tư duy, cách làm mới, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.