Hội Nông Dân Xã Nhân Rộng Vườn Lan

Với ưu thế chỉ cần diện tích sản xuất nhỏ nhưng lợi nhuận gấp 12 lần trồng lúa, nên đến nay TP. HCM đã phát triển được trên 200ha trồng lan.
Để giúp hội viên có vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, Hội ND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh đã vận động các hộ trồng lan thành lập tổ hợp tác (THT).
Ông Ngô Hoàng Long – Chủ tịch Hội ND xã Quy Đức cho biết, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị của thành phố, năm 2012, Hội ND xã lập dự án vay vốn ưu đãi theo Quyết định 36 của UBND thành phố, thành lập THT trồng hoa lan gồm 13 thành viên, với diện tích 2ha.
Không sợ tư thươngép giá
THT chủ yếu trồng lan cắt cành, gồm các loại như: Dendrobium, Mokara, Catleya, Phalaenopsis. Đây là các loại lan cho lợi nhuận cao, trung bình trồng 1.000 cây cho thu 500.000 đồng/tháng, tháng cao điểm thu khoảng 1 triệu đồng. Theo ông Nguyễn Văn Hùng- Tổ trưởng THT trồng lan xã Quy Đức, hoa lan cắt cành từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 5 tháng, năng suất cao nhất trong 2 năm đầu, sau đó giảm dần phải trồng lại. Theo kinh nghiệm của ông Hùng, đầu tư ban đầu cho 1.000m2 trồng lan phải mất 500 triệu đồng, nhờ vay được vốn ưu đãi theo Quyết định 36 ông mới dám phát triển vườn lan.
Ông Hùng cho biết thêm, ngoài đầu tư ban đầu, trồng lan cắt cành chủ yếu là bỏ công chăm sóc, chi phí chỉ khoảng 10%, sau 15 tháng là thu hồi vốn, sau đó bán được bao nhiêu là lãi bấy nhiêu. Nhờ thành lập THT, nên các thành viên có sự liên kết về giá cả, đảm bảo đầu ra vững vàng, không bị tư thương ép giá. Từ ngày thành lập THT đến nay, hầu hết các thành viên trồng lan có thu nhập ổn định, nhiều hộ thu nhập khá cao.
Phù hợp với nông nghiệp đô thị
Ông Hùng cho biết, ông trồng 40.700 cây lan cắt cành và lan chậu trên diện tích 2.000m2, trừ chi phí bình quân hàng tháng, ông lãi trên 30 triệu đồng. Ông đang dự định vay thêm vốn, đầu tư để mở rộng vườn trồng lan cắt cành. Ông Hùng chia sẻ: “Tôi sẽ đầu tư mở rộng thêm 500m2 vườn trồng lan cắt cành. Thu nhập của người dân thành phố ngày càng được cải thiện nên nhu cầu chơi hoa lan ngày một tăng. Hiện nay, lan của tôi không đủ cung ứng cho khách hàng...”.
"Tôi sẽ đầu tư mở rộng thêm 500m2 vườn trồng lan cắt cành. Thu nhập của người dân thành phố ngày càng được cải thiện nên nhu cầu chơi hoa lan ngày một tăng. Hiện nay, lan của tôi không đủ cung ứng cho khách hàng...”.Ông Nguyễn Văn Hùng
Gia đình chị Nguyễn Ngọc Hạnh ở gần nhà ông Hùng cũng có diện tích trồng lan khoảng 2.000m2. Mỗi tháng chị thu trên 30 triệu đồng. Chị Hạnh tâm sự: “Cũng như nhiều hộ ND trong xã, cuộc sống của gia đình tôi trước khi trồng lan thuộc loại trung bình. Nhờ Hội ND xã tạo điều kiện giúp vay vốn ưu đãi và tham gia THT trồng lan, thu nhập của gia đình tôi rất ổn định, gia đình tôi sống khá hơn trước nhiều”.
Ông Ngô Hoàng Long phấn hởi thông tin: “Tất cả 13 thành viên của THT trồng hoa lan đều có cuộc sống khá hơn hồi trồng lúa. Hội đang vận động các hộ trồng lan trong xã tham gia THT trồng lan. Trồng lan là mô hình phù hợp trong điều kiện đất sản xuất ở thành phố ngày một ít. Đây là cây trồng phù hợp với nông nghiệp đô thị, cần có hàm lượng chất xám cao. Hội ND xã đang nhân rộng vườn lan ra nhiều hộ hội viên ND...”.
Related news

Vài năm trước, có thể thấy cánh đồng này sớm muộn nông dân cũng bỏ đất hoang nên thành phố đã cho quy hoạch. Tuy nhiên, sau khi thấy đất cứ bỏ hoang do “dự án treo”, mới đây vài nông dân tiếc đất lại xách cuốc ra đồng khai mương, cày đất tiếp tục trồng lúa. Theo anh Hoàng Minh Lành, một nông dân ở đây, giờ đất này hoàn toàn không thể trồng lúa được vì nguồn nước và đất đã bị ô nhễm nặng.

Ông Ái cũng cho biết do thời tiết thất thường nên một số diện tích lúa trong vụ này cũng bị ảnh hưởng, làm đổ ngã khoảng 60ha. Riêng tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện cũng có hơn 100ha lúa hè thu bị ngã đổ.

Sáng 10/6, Công ty Đóng tàu Hạ Long phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tiến hành chạy thử tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con tàu mang số hiệu KN - 781 được đánh giá là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.