Nông dân lao đao vì kiệu giống giảm giá
Hơn 1 tháng qua, vùng trồng kiệu Tam Nông (Đồng Tháp) rục rịch vào vụ thu hoạch. Nếu như những năm trước, vụ kiệu tháng 7 âm lịch (ÂL) giá khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg, có lúc hút hàng lên đến 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Thời điểm này, kiệu giống ở huyện Tam Nông giá giảm nhiều. Kiệu giống chất lượng tốt chỉ 25.000 đồng/kg, thấp hơn năm ngoái 10.000 - 15.000 đồng/kg; kiệu chất lượng trung bình chỉ khoảng 20.000 đồng/kg; kiệu nhỏ khoảng 15.000 đồng/kg...
Bên cạnh đó, sức mua kiệu giống năm nay khá yếu, mặc dù diện tích trồng của người dân không kém gì so với năm trước. Theo nhiều hộ dân trồng kiệu trên địa bàn huyện Tam Nông, thị trường kiệu giống gặp khó khăn là do thời điểm hiện tại diện tích trồng kiệu giống tăng khiến cung vượt cầu. Đồng thời, các thương lái đưa kiệu giống từ miền Trung ra thị trường ồ ạt, đẩy kiệu giống sản xuất tại địa phương lâm vào khó khăn.
Ông Lê Văn Kịch – người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm kiệu giống ngụ ấp K10, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông cho biết: “Gia đình tôi đang canh tác hơn 11 công kiệu. Gần đây, việc sản xuất kiệu gặp nhiều khó khăn do giá kiệu cứ đi xuống.
1 công kiệu từ ngày xuống giống đến thu hoạch phải bỏ ra 30 triệu đồng gồm các chi phí, phân thuốc. Để có lãi, phải cho năng suất khoảng 4 tấn/công. Nhưng giá kiệu thời điểm này thấp, năng suất cũng giảm khoảng 30% thì không có lời”.
Nhiều hộ dân trồng kiệu lâu năm cho biết, để củ kiệu giống đạt chất lượng, khả năng nảy mầm cao đòi hỏi người trồng phải đầu tư thâm canh, từ loại đất trồng phù hợp đến kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc.
Thời gian trồng kiệu giống kéo dài gần 8 tháng, bắt đầu từ tháng 11 ÂL đến giữa tháng 7 ÂL thì cho thu hoạch. Ngoài ra, do thời gian sinh trưởng kéo dài nên cây kiệu giống thường bị ảnh hưởng của thời tiết, gần đây, mưa nắng thất thường cũng làm chất lượng kiệu bị giảm năng suất, kéo theo đó nhiều lứa kiệu giống bị lép.
Ngoài ra, để giảm chi phí đầu vào, nông dân trồng kiệu Tết cũng tự trồng nhiều kiệu giống để phục vụ sản xuất.
Cây kiệu là một trong những cây trồng giúp nông dân huyện Tam Nông cải thiện kinh tế gia đình. Thế nhưng, đầu ra của cây kiệu vẫn chưa thật sự ổn định, giá cả còn bấp bênh. Thực tế cho thấy, có năm nông dân mở rộng diện tích canh tác thì bị mất mùa, rớt giá; những năm thu hẹp diện tích thì được mùa, trúng giá...
Để phát triển bền vững nghề trồng kiệu, ngoài nắm vững và áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, cách trồng đến khâu chăm sóc, thu hoạch, nông dân cần chủ động nhờ sự hỗ trợ của các ngành liên quan để có sự gắn kết với các đầu mối tiêu thụ nhằm tạo đầu ra ổn định.
Related news
Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu thu hoạch sớm vụ lúa Thu đông 2013. Tuy nhiên, giá lúa liên tục sụt giảm trong những ngày qua, nhất là những giống có phẩm cấp gạo thấp (IR 50404), đã khiến nhà nông không khỏi lo lắng.
Nước lũ đang đổ mạnh về các địa phương ở vùng ĐBSCL. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh mùa lũ theo đó cũng bắt đầu nhộn nhịp. Người dân ở TP Cần Thơ đang kỳ vọng nước lũ về nhiều hơn mọi năm, tạo thuận lợi cho kinh doanh chài lưới, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản…
Anh Hồ Duy Trung (ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) với ý định ban đầu nuôi chồn hương để làm thú cảnh, nhưng giờ trở nên khá giả nhờ loại động vật hoang dã này.
Ba giống “cây hoang” từ những cánh rừng của Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Lắk có tên là cần dại, lỗ bình và bầu đất đã được một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Đà Lạt đưa về triển khai mô hình chuyển giao sản xuất đại trà tại khu vực Nam Ban (Lâm Hà) và bước đầu thu những kết quả khá triển vọng.
Năm 2013, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.