Cơ Hội Nào Cho Ca Cao Việt?
Theo dự báo nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới những năm tới sẽ tăng mạnh, trong khi đó nguồn cung lại có sự sụt giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sâu bệnh. Đây được xem là “cơ hội vàng” cho ca cao Việt Nam phát triển mạnh sản xuất để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Tiềm năng lớn
Ông CasVander Horst- Phó đại sứ, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam - cho biết, năm 2020, thế giới sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn ca cao, trong khi nguồn cung lại ngày càng thiếu hụt. Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong các quốc gia cung cấp ca cao cho thị trường thế giới.
Ông Gricha Safarian- Tổng giám đốc điều hành Puratos Grand-Place Việt Nam- cho rằng hiện nay, nhu cầu tiêu dùng sôcôla của Việt Nam vào khoảng 5.250 tấn/năm, nhưng hầu hết đều nhập khẩu từ nước ngoài. Dường như các đơn vị sản xuất bánh kẹo nội địa chưa mặn mà với việc sử dụng nguyên liệu ca cao trong nước, trong khi đó nguồn nguyên liệu ca cao vẫn xuất khẩu.
Trung tuần tháng 11/2013, Công ty Puratos Grand-Place Việt Nam đã khánh thành Nhà máy thu mua và lên men hạt ca cao tại Việt Nam. Điều này cho thấy, thị trường ca cao của Việt Nam rất tiềm năng, đồng thời sẽ tạo cơ hội cho người nông dân trong nước mở rộng diện tích trồng cây ca cao trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam, tính đến tháng 11/2013, diện tích trồng ca cao cả nước là 22.110 ha, trong đó nhiều tỉnh có diện tích trên 1.000 ha như: Bến Tre, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang, Đăk Lăk, Bình Phước và Vĩnh Long.
Cần có giải pháp bền vững
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam vài năm trở lại đây, việc giá ca cao hạt khô lên men tăng cao từ 45.000 - 60.000 đồng/kg đã thu hút đông đảo nông dân đầu tư phát triển. Đặc biệt, cây ca cao phát triển nhanh ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sản phẩm ca cao đã mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm cho nhiều hộ gia đình.
Tuy nhiên, cây ca cao ở Việt Nam vẫn bị trồng xen canh, phân tán, chưa đúng kỹ thuật, chưa chú trọng đầu tư chăm sóc, bị sâu bệnh nặng nên năng suất, hiệu quả thấp. Thống kê cho thấy, có khoảng 30% diện tích trồng ca cao đạt yêu cầu kỹ thuật, có 40% diện tích được chăm sóc đầu tư và khoảng 30% không được chăm sóc đầu tư. Cả nước có 232 cơ sở thu mua sản phẩm ca cao lên men nhưng việc quản lý chất lượng chưa tốt, làm giảm chất lượng sản phẩm sau khi sơ chế lên men.
Nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển bền vững cây ca cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tránh điệp khúc “trồng chặt” như các loại cây nông sản khác, cần có chiến lược và kế hoạch dài hạn. Đồng thời phải thực hiện nhiều nhóm giải pháp đồng bộ từ việc quy hoạch, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản với công nghệ cao... gắn liền với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó cần xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhất là mô hình liên kết hợp tác bốn nhà. Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền tới người nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng cả nước…
Ông Gricha Safariant:
Giá trị gia tăng của hạt ca cao được tạo ra dựa trên chất lượng hạt thông qua quá trình lên men để tạo ra hương vị đạt chuẩn. Do vậy cách tốt nhất để phát triển ngành ca cao Việt Nam là phải làm ra sản phẩm có chất lượng cao và bền vững.
Related news
Trở về cuộc sống đời thường, không vốn liếng, không kinh nghiệm sản xuất nhưng nhờ tinh thần chịu khó, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, nhiều cựu chiến binh (CCB) đã phát huy bản lĩnh, phẩm chất anh Bộ đội cụ Hồ, đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. 1 trong những điển hình ấy là CCB Ngô Văn Chính, ngụ ấp Long Thới, xã Long An (huyện Châu Thành).
Tổng công ty Dự trữ Ngũ cốc Trung Quốc, Sinograin, đã mua khoảng 4,19 triệu tấn gạo vụ hè 2014-2015 theo hợp đồng mua gạo giá sàn nhằm bình ổn giá thị trường và đảm bảo thu nhập cho nông dân.
Thời gian này đã vào cuối vụ, quả không còn nhiều nên giá chanh đào đang giữ ở mức cao từ 55 - 60 nghìn đồng/kg. Ngay cả vào thời điểm chính vụ giá chanh xuống mức thấp nhất cũng từ 40-50 nghìn đồng/kg. Mức giá này cao gấp 2-3 lần so với chanh thường nên nhiều tiểu thương đang tranh thủ dịp này để thu lợi lớn.
Tháng 10, trên khắp cánh đồng Mường Thanh đâu đâu cũng tấp nập là tiếng người hòa vang cùng tiếng máy. Mường Thanh vào mùa gặt, dọc đôi bờ sông Nậm Rốm là màu vàng óng ả của lúa xen lẫn màu xanh của ngói mới, của những màu tôn đỏ, tôn xanh. Cánh đồng Mường Thanh hiện ra như một bức tranh hữu tình tuyệt đẹp.
Canh tác trên đất đồi mới khai hoang khô cằn sỏi đá đã là điều khó, có thành quả nữa thì thật là điều “không tưởng”. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, chính quyền và người dân tái định cư (TĐC) thị xã Mường Lay đã hiện thực hóa được điều “không tưởng” ấy bằng chính sức mạnh từ niềm tin.