Nông dân khốn khổ vì cả tin
Nông dân trồng nấm bào ngư, nấm mèo ở Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) gặp rất nhiều khó khăn
Được xem là mô hình thoát nghèo của địa phương, cây nấm bào ngư và nấm mèo đã mang đến hy vọng tăng thu nhập cho nhiều nông dân Thạnh Mỹ Tây.
Để phát triển mô hình, địa phương đã tạo điều kiện để nông dân thành lập Tổ hợp tác sản xuất nấm Thành Công.
Yếu tố hấp dẫn của mô hình trồng nấm bào ngư và nấm mèo chính là cơ sở cung cấp meo giống sẽ chịu trách nhiệm mua lại sản phẩm của nông dân khi được thu hoạch.
Vì thế, nông dân yên tâm đầu ra của sản phẩm.
Một trong những người tiên phong thực hiện mô hình là ông Huỳnh Thanh Dân- Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất nấm Thành Công.
Chính ông Dân đã tập hợp, vận động người dân địa phương tham gia mô hình này.
Riêng ông cũng canh tác 4 trại nấm, với số lượng hàng chục ngàn chai meo.
Tuy nhiên, vì sự phát triển nhanh chóng của mô hình đã dẫn đến hệ lụy: Khả năng cung ứng giống và thu mua sản phẩm của cơ sở không đáp ứng nổi nhu cầu của nông dân.
Với việc không đáp ứng được nguồn giống, những cơ sở này đã bán meo kém chất lượng cho nông dân.
Mặt khác, họ cũng không thể kham nổi chi phí thu mua nấm.
Cuối cùng, những cơ sở này đã “dứt áo ra đi”, mà không hoàn trả số tiền thu mua nấm cho nông dân.
Ông Dân kể lại: “Những lần giao dịch đầu tiên, họ làm ăn khá uy tín.
Chất lượng meo giống cũng như chi phí thu mua đều thực hiện đúng như lời nói ban đầu.
Vì thế, chúng tôi khá tin tưởng họ.
Không ngờ...!”.
Theo ông Dân, cơ sở sản xuất meo giống của ông N.T.P.(Phú Tân) và và ông T.V.H (An Phú) đã “mất tích” 7 - 8 tháng nay.
“Chúng tôi đã tìm tới cơ sở sản xuất của họ thì không liên lạc được.
Tổng thiệt hại họ gây ra cho các thành viên trong tổ hợp tác gần 200 triệu đồng.
Riêng bản thân tôi đã mất uy tín với nông dân tại địa phương.
Anh em trong Tổ hợp tác bây giờ ai cũng ngao ngán” - ông Dân trải lòng.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú Huỳnh Minh Ngọc thông tin: “Trước đây, chủ của những cơ sở sản xuất meo giống này đã đến liên hệ với chúng tôi.
Qua tìm hiểu thông tin, những đơn vị này không chứng minh được chất lượng meo giống cũng như khả năng tài chính để liên kết bao tiêu sản phẩm.
Chúng tôi nhanh chóng khuyến cáo bà con không nên làm ăn với họ.
Tuy nhiên, các thành viên Tổ hợp tác đã “âm thầm” liên kết với chủ các cơ sở nói trên và hệ quả hôm nay là không tránh khỏi”.
Hiện, hầu hết những thành viên của Tổ hợp tác sản xuất nấm Thành Công đã quay lưng với việc trồng nấm bào ngư và nấm mèo.
Từ 31 thành viên, Tổ hợp tác sản xuất nấm Thành Công chỉ còn duy nhất 1 hộ gắn bó với cây nấm bào ngư nhưng cũng không tìm được nguồn meo giống chất lượng và đầu ra ổn định.
“Là đơn vị hỗ trợ nông dân, chúng tôi đang cố gắng tìm cách khôi phục mô hình canh tác nấm mèo, nấm bào ngư tại địa phương.
Tuy nhiên, đây cũng là bài học về việc nông dân cả tin vào lời nói của chủ cơ sở sản xuất, nhất là khi họ không chứng minh được khả năng thực hiện hợp đồng như đã hứa.
Vì thế, người nông dân cần phối hợp với cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để có ràng buộc, chứ không thể “tự ý” làm ăn bằng hứa suông” - ông Ngọc khuyến cáo.
Related news
Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...
Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...
Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.
Là một vùng đất toàn cát là cát, nhưng nông dân xã Đức Thạnh, Đức Minh (Mộ Đức) thu về tiền triệu mỗi tuần nhờ trồng cây cà tím. Giống cà tím “bén duyên” trên vùng đất này đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Dẫn chúng tôi đi thăm 2 sào cà đang kỳ thu hoạch, ông Võ Phúc, thôn Lương Nông Nam, xã Đức Thạnh cho biết: “Ruộng cà này thu hoạch đến nay đã hơn 1 tháng.