Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân đồng loạt treo ao vì thua lỗ

Nông dân đồng loạt treo ao vì thua lỗ
Publish date: Saturday. September 5th, 2015

Dịch bệnh, thua lỗ, nông dân gánh đủ

Ông Trần Hoàng Hùng (Năm Hùng), ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Mỹ A (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) có 10 ao tôm, diện tích mặt nước 3,5 ha. Năm trước ông nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại toàn bộ.

“Tháng 5/2015 tôi thả 2 ao tôm sú thấy thuận lợi nên vừa thả tiếp 6 ao tôm sú, nhưng cũng đang lo lắm. Nuôi tôm hiện nay cũng như “đèn treo trước gió”, vụt lên rồi tắt, vì tôm mới thả xong, lại chết hàng loạt, bà con trong ấp lại treo ao”- Ông Hùng thở dài.

Do người dân thả dè dặt, nên các đơn vị cấp giống cũng tiêu thụ rất chậm. Ông Quách Hớn Khoa, Giám đốc Cty CP Việt Úc - Bạc Liêu (doanh nghiệp sản xuất tôm giống hàng đầu cả nước) cho biết, kế hoạch năm 2015 sản xuất 8 tỷ con giống, nhưng hết tháng 5/2015 mới bán hơn 2 tỷ. Hai tháng gần đây, tiêu thụ tôm giống khá hơn, tuy nhiên, đến nay mới đạt gần 60% kế hoạch.

Bà Châu Thanh Hường, cán bộ Phòng Kế koạch - Tổng hợp (Sở NN&PTNT Bạc Liêu) cho hay, trong 8 tháng đầu năm, toàn tỉnh nuôi tôm gần 123.500 ha, đạt gần 97% kế hoạch nhưng thiệt hại sau thả nuôi tới 30 - 70%. “Ước thiệt hại chung toàn tỉnh lên đến trên 23.000 ha tôm, nguyên nhân chủ yếu do yếu tố môi trường, bệnh hoại tử gan tụy, phân trắng, đốm trắng”- bà Hường cho biết.

“Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hạ, lẽ ra, giá bán cám cho người nuôi hạ theo. Nhưng cái khó là thức ăn do các DN nước ngoài nắm giữ, không kiểm soát nổi. Chưa kể, các DN nước ngoài thà đổ con giống, chứ họ không bán hạ giá”.

Ông Trần Văn Lĩnh

Theo ông Trần Tuấn Phong (Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng), do dịch bệnh phức tạp, nên đến thời điểm này, diện tích tôm nuôi thiệt hại gần 8.700 ha, chiếm 24% tổng diện tích. Trong đó, các huyện thiệt hại nặng là Mỹ Xuyên trên 4.350 ha, thị xã Vĩnh Châu 3.540 ha, huyện Trần Đề gần 640 ha, huyện Cù Lao Dung trên 70 ha...

Cùng thời điểm, trong khi nông dân nuôi tôm điêu đứng vì tôm bệnh chết thì người nuôi cá tra lại lâm cảnh bế tắc.

Ông Huỳnh Văn Thế nuôi cá tra lâu năm ở xã Ba Trinh (Kế Sách, Sóc Trăng), hiện đang nuôi 3 ha. Ông cho biết: Năm nay tình hình vẫn xấu. Giá cá nguyên liệu hiện khoảng 20.000 đồng/kg, dưới giá thành khoảng 1.000 đồng/kg. “Chắc phải kiếm nghề khác làm xem có nhàn được chút nào không, chứ nuôi cá tra chờ hoài giá không sáng lên” - Ông Thế nói.

“Ăn” qua khâu trung gian

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Hùng Vương cho biết: Tỷ lệ nuôi tôm sống ở Việt Nam chỉ dưới 50%, còn Ấn Độ nuôi đạt trên 70%. Giá thành thức ăn cho tôm của Việt Nam cũng cao hơn các nước đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…Vì thế, nhiều DN phải nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và một số nước khác để chế biến xuất khẩu.

Theo ông Minh, nông dân nuôi tôm ở Việt Nam hiện phải chịu quá nhiều khâu trung gian, từ đại lý cấp 1, cấp 2, thậm chí cấp 3, nên giá thành nuôi tôm cao. “Tại nhà máy, đại lý cấp 1 chỉ lấy khoảng 23.000 đồng/kg cám, nhưng khi đến tay nông dân đã tới 30.000 đồng/kg. Đây là một mức chênh lệch rất lớn mà nông dân phải gánh chịu.

Chưa kể các chi phí thức ăn hỗ trợ… cũng qua trung gian”- ông Minh nói. Ông Minh nhận định, từ nay đến hết năm 2015, thậm chí cả năm 2016, hàng nông, thủy sản đang rơi vào thời điểm đáy. Do vậy, năm 2015, mặt hàng tôm rất khó cạnh tranh, còn xuất khẩu cá tra cố chỉ giảm 5% so với năm ngoái (1,8 tỷ USD) là một thành công.

Lý giải sự tụt giảm mạnh của ngành tôm, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho rằng, lâu nay, Việt Nam phát triển ngành tôm chỉ theo chiều rộng, nghĩa là tận dụng điều kiện tự nhiên, sức lao động rẻ.

Còn hiện con giống, thức ăn đều bị phụ thuộc, chi phối từ DN nước ngoài. “Quy hoạch vùng nuôi còn kém, khiến vẫn còn tình trạng nước xả ao anh này, chảy vào ao anh kia. Ngoài ra, vì không có bảo hiểm, nên người nuôi tôm phải tìm mọi cách để cứu vốn. Họ phải dùng kháng sinh, hoặc mọi giá phải bán được tôm”-ông Lĩnh nói.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Thủy sản, thị trường những tháng cuối năm rất khó đoán, do sự không ổn định chính trị ở một số khu vực và cuộc chiến về tỷ giá.

Về những tín hiệu ở thị trường Trung Quốc, ông Tuấn cho rằng: “Với thị trường này dù tăng trưởng, nhưng chúng tôi khuyến cáo, các DN không được xem đây thị trường chất lượng thấp, mà phải bắt đầu từ chất lượng cao. Bản thân người tiêu dùng Trung Quốc cũng không ưa hàng hóa chất lượng thấp và nếu chúng ta làm ngược lại, dần dần sẽ đánh mất thị trường”.

Cua biển trúng mùa, giá tụt mạnh

Theo Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) hiện nhiều hộ nuôi cua biển ở vùng ngập mặn ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa vụ cua, nhưng giá lại sụt giảm mạnh trong một tháng trở lại đây. Loại cua đực (2-3 con/kg) bình thường giá từ 200.000- 220.000 đồng/kg nay chỉ còn 100.000 đồng/kg; cua gạch son loại I (2- 3 con/kg) giá từ 400.000- 450.000 đồng/kg cũng giảm còn 200.000- 220.000 đồng/kg.

Thương lái cho biết, giá cua giảm mạnh là do các tỉnh như Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre…đổ xô theo phong trào nuôi cua, lúc thu hoạch tiêu thụ không kịp.


Related news

Triển Vọng Về Một Quy Trình Tái Canh Cà Phê Triển Vọng Về Một Quy Trình Tái Canh Cà Phê

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Wednesday. January 14th, 2015
Hướng Tới Thương Hiệu Chè Sạch Thủ Đô Hướng Tới Thương Hiệu Chè Sạch Thủ Đô

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Wednesday. January 14th, 2015
Nấm Linh Chi Mở Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Cát Tiên (Lâm Đồng) Nấm Linh Chi Mở Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Cát Tiên (Lâm Đồng)

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Wednesday. January 14th, 2015
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Lưới Hiệu Quả Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Lưới

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.

Wednesday. January 14th, 2015
Hiệu Quả Từ Trồng Xen Canh Ở Nông Trường Cồn Tiên Hiệu Quả Từ Trồng Xen Canh Ở Nông Trường Cồn Tiên

Tuy nhiên, sau vụ trồng mới đó, đợt xen canh vụ ngô đông xuân đầu tiên, mỗi hộ gia đình công nhân tham gia trồng mới có thêm thu nhập 35 triệu đồng/ ha. Thực tế sản xuất đã gợi mở con đường tăng thêm thu nhập khá hiệu quả nên những năm sau lượng người nộp đơn xin vào đơn vị nhận khoán trồng mới ngày một nhiều.”

Wednesday. January 14th, 2015