Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ninh Bình Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Cá Nác Hoa Thương Phẩm

Ninh Bình Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Cá Nác Hoa Thương Phẩm
Publish date: Saturday. August 30th, 2014

Cá nác hoa là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Cá nác hoa trước đây phân bố tự nhiên rất nhiều ở vùng bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên loài hải sản này phân bố tự nhiên không còn đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Trước thực trạng này, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình đã hỗ trợ Chi cục Thủy sản, (Sở Nông nghiệp & PTNT) triển khai đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”. Qua gần 1 năm triển khai đề tài, bước đầu cho thấy những thành công.

Theo anh Phạm Huy Trung, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản Ninh Bình, Chủ nhiệm đề tài thì: Cá nác hoa là loài cá nước lợ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, bờ rìa rừng ngập mặn trong suốt khu vực châu á, châu Phi và một phần nhỏ của Australia. ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, cá nác được coi như một món ẩm thực ưa chuộng nên giá thành rất cao.

Năm 2004, tại khu vực vùng ven bờ Đông Nam, Trung Quốc đã tiến hành nuôi cá Nác hoa thương phẩm trên diện tích 1.300ha, năng suất bình quân đạt 7,5 - 9,7 tấn/ha.

Đây là đối tượng nuôi ít bệnh tật, yêu cầu về điều kiện trang thiết bị, ao đầm tương đối đơn giản, vốn không quá lớn. Nếu việc sản xuất giống thành công thì có thể là đối tượng xoá đói, giảm nghèo quan trọng cho người nông dân.

Theo khảo sát, trước đây, cá nác hoa xuất hiện rất nhiều ở vùng bãi bồi, rừng vẹt vùng biển Kim Sơn. Có thể nói, điều kiện tự nhiên tại vùng biển Kim Sơn phù hợp cho cá nác hoa sinh trưởng và phát triển, nhưng hiện nay do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên việc phân bố tự nhiên không còn đáng kể. Ninh Bình chưa có cơ sở nào nuôi cá nác hoa thương phẩm.

Vì vậy, việc nuôi thử nghiệm cá nác hoa là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, việc nghiên cứu nuôi thành công loại hải sản này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Đề tài khoa học này được triển khai thực hiện trong thời gian 24 tháng, từ tháng 1-2014 đến tháng 12-2015 với quy mô 67,5 vạn con trên diện tích 1,5 ha. Sau hơn 8 tháng thả nuôi đã cho kết quả khả quan, mở ra triển vọng mới trong việc nhân rộng mô hình. Toàn bộ 67,5 vạn cá nác hoa giống được thu mua từ khai thác tự nhiên với kích cỡ bình quân từ 7-8 g/con nay đã đạt trọng lượng bình quân trên 15 g/con; tỷ lệ sống đạt 70%.

Ông Bùi Quang Biên, chủ hộ tham gia thực hiện mô hình cho biết: Đây là đối tượng nuôi ít bệnh tật, yêu cầu về điều kiện trang thiết bị, ao đầm tương đối đơn giản, vốn không quá lớn. Thức ăn chính của cá nác là tảo đáy và mùn bã hữu cơ.

Hiện tại, cá đang sinh trưởng phát triển tốt, trong quá trình kiểm tra, chưa phát hiện dịch bệnh. Dự kiến năng suất đến khi thu hoạch vào khoảng 3 tấn/ha. Với giá bán hiện tại là 200 nghìn đồng/kg, thì 1,5 ha nuôi cá nác sẽ cho thu lãi gần 100 triệu đồng.

Đến nay, có thể khẳng định đề tài nuôi cá nác hoa thương phẩm đã đạt được một số mục tiêu nhất định như, khẳng định khả năng sinh trưởng, phát triển của cá nác hoa tại vùng biển Kim Sơn và bước đầu xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cá nác hoa thương phẩm. Từ thành công bước đầu của đề tài đã mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản tại Kim Sơn.

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một loại thức ăn nào dành riêng cho cá nác và trên địa bàn tỉnh cũng chưa có cơ sở nào ương và nuôi cá nác hoa giống, nên cũng là khó khăn cơ bản cho việc nhân rộng mô hình.

Cũng từ khó khăn này mà những người thực hiện đề tài lại tiếp tục nảy sinh ý tưởng về một dự án sản xuất giống cá nác hoa và thức ăn dành riêng cho cá nác hoa nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, từ đó phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.


Related news

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp năm 2020, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đạt 1.430 ha Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp năm 2020, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đạt 1.430 ha

Theo Đề án, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020 đạt 1.430 ha chủ yếu ở các địa phương như sau: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân.

Friday. August 7th, 2015
Có thể khắc phục hiện tượng nghêu chết? Có thể khắc phục hiện tượng nghêu chết?

Từ tháng 3-2015 đến nay, hiện tượng nghêu chết hàng loạt trên diện rộng và kéo dài ở các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển Bến Tre đã làm giảm thu nhập của người dân. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như nắng nóng kéo dài, độ mặn trong nước biển tăng cao và bị nhiễm bẩn. Cơ quan Thú y Vùng VI đã phát hiện vi khuẩn trên các mẫu thử gửi của khu vực biển Bình Đại. Đến nay, mọi công tác khắc phục chỉ có thể ở mức tương đối…

Friday. August 7th, 2015
Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà gia đình ông Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1965, ngụ tổ 2, ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đã thu về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/năm từ cây trôm.

Friday. August 7th, 2015
Nấm rơm tăng giá Nấm rơm tăng giá

Thời điểm hiện tại, nấm rơm được thương lái thu mua tại ruộng với mức giá từ 43.000 – 45.000 đồng/kg, tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với cách đây khoảng 1 tháng.

Friday. August 7th, 2015
Triển vọng cây ớt hàng hóa tại Sa Pa (Lào Cai) Triển vọng cây ớt hàng hóa tại Sa Pa (Lào Cai)

Được đánh giá là không thua kém về mẫu mã, chất lượng so với vùng có sản phẩm nổi tiếng như Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà (Lào Cai), cây ớt hàng hóa tại Sa Pa đang được coi là hướng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị cao.

Friday. August 7th, 2015