Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Nai Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Nai Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Publish date: Monday. January 20th, 2014

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Ông Nguyễn Thành Nam (SN 1970, ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B) là nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó. Với mong muốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, năm 2010, ông Nam mua nuôi thử nghiệm cặp nai (1 đực và 1 cái) 1 năm tuổi với giá 30 triệu đồng. Sau quá trình nuôi, hiện nay ông Nam đã có 4 con cái và 1 con đực phối giống. Ông Nam chia sẻ, so với bò, dê thì nai dễ nuôi hơn bởi nai ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cây chuối, cỏ, rau muống... là loại thức ăn dễ tìm ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nai nuôi lấy nhung hoặc chuyển qua nuôi lấy thịt vẫn dễ hơn nuôi bò, thịt nai ăn không hôi nên thị trường phát triển hơn.

Ông Nam cho biết thêm, đối với Nai đực có thể mua con giống lúc 4 – 5 tháng tuổi (lúc nai đã thôi bú) với giá từ 15 - 20 triệu đồng/con. Nai 2 năm tuổi là có thể cho nhung, mỗi lần cắt lấy được khoảng từ 0,5 - 1kg và bán cho thương lái với giá 8 - 12 triệu đồng/kg; nếu chăm sóc tốt, mỗi năm cắt nhung 2 lần. Đối với nai cái, sau 8 đến 10 tháng sẽ chịu đực, mang thai và đẻ 1 con/lần; nai con 4 tháng tuổi là có thể bán giống tiếp tục.

Hiện nay có nhiều nơi tiêu thụ nhung và thịt nai như: TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang... Việc nuôi nai khá dễ dàng vì không tốn công, ít bệnh tật, thức ăn dễ tìm và cho lợi nhuận cao. Sau 1 năm nuôi nai, gia đình ông Nam đã thu về đủ số vốn đầu tư chuồng trại và con giống. Không những thế nai còn có thể bán thịt với giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi nai, mỗi năm gia đình có thể thu lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí.

Mô hình nuôi nai là một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi huyện Hồng Ngự nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung, giúp giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn.


Related news

Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

Monday. February 2nd, 2015
An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.

Monday. February 2nd, 2015
Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015 Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Monday. February 2nd, 2015
Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Monday. February 2nd, 2015
Hồi Sinh Một Thương Hiệu Hồi Sinh Một Thương Hiệu

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Monday. February 2nd, 2015