Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ
Trước tình hình đó, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và ban hành nhiều văn bản tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND các xã, thị trấn; các HTX nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, bám sát tình hình để tăng cường tổ chức thực hiện sản xuất vụ đông xuân 2014- 2015 với phương châm khai thác và mở rộng hết diện tích để đảm bảo an ninh lương thực cho cả năm 2015.
Thực hiện đúng lịch thời vụ của UBND huyện ban hành; giống và cơ cấu giống đảm bảo đúng số lượng và chất lượng, chủ động xây dựng phương án chống hạn và phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng sớm, tổ chức cấp nước tưới hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu sản xuất...
Trong công tác chỉ đạo, điều hành đã chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển các vùng chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm chủ động ứng phó với biến khí hậu... Riêng đối với cây lúa, trước tình hình hạn hán, huyện chủ trương khai thác hết diện tích lúa để bù đắp sản lượng giảm do thiếu nước sản xuất vụ hè thu. Do các hồ đập chưa tích đủ nước và do năng lực của một số công trình thuỷ lợi phục vụ tưới trên địa bàn huyện còn hạn chế, khả năng xảy ra hạn hán dẫn đến thiếu nước phục vụ sản xuất là rất lớn, UBND huyện đã chủ động xây dựng phương án chống hạn cụ thể cho vụ mùa để kịp thời ứng phó khi hạn hán xảy ra và chỉ đạo quyết liệt các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, Ban quản lý các HTX thực hiện nghiêm các biện pháp chống hạn cho từng vùng, từng công trình có khả năng xảy ra hạn hán theo phương án chống hạn đã đề ra. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Xí nghiệp thủy nông Gio Cam Hà lên lịch tưới, vận hành điều tiết nước hợp lý, thống nhất lịch gieo trồng của các HTX nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước tưới để gieo sạ, góp phần xuống giống đúng lịch thời vụ.
Trong những năm qua, các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống kênh mương tiếp tục được kiên cố hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới, đảm bảo diện tưới ổn định, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Công trình thủy lợi Đá Mài- Tân Kim đưa vào khai thác sử dụng góp phần giải quyết công tác chống hạn phục vụ tưới tiêu trên địa bàn huyện.
Nhờ chú trọng công tác tưới tiêu, chống hạn nên vụ sản xuất đông xuân 2014 - 2015 cơ bản đảm bảo cung cấp đủ nước tưới phục vụ gieo trồng đúng lịch thời vụ. Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Trên diện tích gieo trồng lúa 1. 511, 3 ha, đã đạt năng suất trên 51 tạ/ha. Tổng diện tích phục vụ tưới vụ đông xuân 2014 - 2015 trên toàn huyện là 1.639,3 ha. Trong số diện tích tưới tiêu hệ thống thuỷ lợi nhỏ do huyện quản lý trên 527 ha, có diện tích lúa gần 440 ha. Diện tích tưới tiêu do Xí nghiệp thuỷ nông Gio Cam Hà quản lý trên 1.000 ha, trong đó diện tích lúa xấp xỉ 1.000 ha.
Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động được, huyện đã đầu tư sửa chữa và nâng cấp 5 hồ đập, kiên cố hóa trên 5 km kênh mương nội đồng, cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa với tổng kinh phí trên 26, 5 tỷ đồng. Các công trình được đầu tư nâng cấp bước đầu đảm bảo chất lượng, an toàn hồ chứa, công trình đầu mối, giảm nhẹ thiệt hại trong mùa mưa lũ, phát huy hiệu quả công trình, nâng cao diện tưới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, giảm được tổn thất nhiên liệu, thất thoát nước.
Tuy có những nỗ lực lớn trong công tác đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, nhưng ở địa bàn Cam Lộ, theo dự báo thời gian tới, công tác tưới tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Ngoài yếu tố hạn hán, biến đổi khí hậu, hiện nay hệ thống kênh chính của trạm bơm Cam Lộ đã xuống cấp, cung cấp nước chậm khi tưới đồng thời cho toàn bộ diện tích lúa trong các thời kỳ quan trọng nên một số vùng vẫn thiếu nước. Do kênh chính trạm bơm Cam Lộ không đủ năng lực tưới đồng loạt mà phải tưới luân phiên nên các HTX cuối nguồn nước như Thanh Sơn, Thủy Đông,
Hiếu Bắc thường được bố trí lịch tưới sau cùng nên nhận nước chậm, do vậy gieo sạ chậm so với lịch thời vụ từ 5-10 ngày. Hệ thống công trình thủy lợi Đá Mài-Tân Kim đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ tốt cho trạm bơm Cam Lộ, nhất là trong vụ hè thu nhưng kênh chính trạm bơm Cam Lộ từ K0 đến K3+850 không đủ năng lực tưới khi hạn hán xảy ra. Bên cạnh đó, trạm bơm Lâm Lang bị xâm nhập mặn, UBND huyện đã có nhiều kiến nghị, đề xuất với cấp trên để tìm giải pháp khắc phục nhưng chưa triển khai do chưa có nguồn kinh phí đầu tư. Các HTX vùng Cùa phải chờ trời mưa mới đủ nước để gieo nên thường gieo chậm hơn vùng đồng bằng từ 10-12 ngày. Hệ thống kênh mương nội đồng vẫn chưa hoàn thiện, tỷ lệ kênh đất còn lớn, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương còn thấp đạt gần 57% (114/200,5km kênh mương nội đồng).
Ngoài ra, các hồ đập thủy lợi nhỏ chủ yếu nhờ nguồn sinh thủy, địa hình cục bộ, một số hồ đập chưa được đầu tư nâng cấp kết hợp đất canh tác chia thửa manh mún, nên cũng gây khó khăn cho công tác sản xuất nói chung và công tác thủy nông nói riêng. Công tác thủy nông tuy có những chuyến biến tích cực, nhưng một số địa phương thực hiện công tác vận hành, điều tiết nước, việc nạo vét, vệ sinh kênh mương chưa đảm bảo, còn phụ thuộc vào đơn vị cấp nước; nông dân ở một số vùng coi việc chống hạn là của nhà nước, của HTX nên chưa có sự phối hợp tích cực, hiệu quả chưa cao.
Dựbáo vụhèthu năm nay tiếp tục đối mặt với tình trạng hạn hán xảy ra với mức độ nặng và kéo dài. Trước tình hình đó, để thực hiện thắng lợi vụ mùa, đảm bảo đạt năng suất, sản lượng cao nhất trên diện tích 1.143,6 ha lúa, UBND huyện Cam Lộ chỉ đạo các địa phương huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền vận động đến tận người dân về tình hình hạn hán, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khẩn trương tập trung các phương tiện cơ giới làm đất, đảm bảo gieo trồng đúng lịch thời vụ, để lúa trổ trong khung an toàn từ ngày 10 - 15/8/2015. UBND các xã rà soát, quy hoạch vùng chuyển đổi những diện tích lúa gặp khó khăn về nước tưới, thoát úng tốt, đất không quá sét để chuyển sang trồng đậu xanh, ngô và cây trồng khác phù hợp.
Những vùng đất không có nước tưới, cao, không ngập lũ chuyển sang trồng ngô vụ thu đông, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của dân để có thể chuyển đổi sang chăn nuôi; đề xuất mức hỗ trợ để đảm an ninh lương thực cho nhân dân. Các địa phương tiếp tục rà soát, xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp chống hạn vụ hè thu nhằm chủ động sẵn sàng ứng phó với hạn hán xảy ra, trong đóyêu cầu Ban quản lý các HTX chủ động thực hiện tốt việc phối hợp chặt chẽ với Xí nghiệp thủy nông Gio Cam Hà lên lịch tưới, vận hành điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm. UBND các xã, thị trấn thường xuyên thông báo về nguy cơ hạn hán trong vụ hè thu 2015 và vận động nhân dân sử dụng nước tưới tiết kiệm.
Huyện Cam Lộ đề xuất nguyện vọng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh ưu tiên đầu tư nâng hệ thống kênh trạm bơm Cam Lộ. Tiếp tục đầu tư nâng cấp sửa chữa các công trình thuỷ lợi và hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng. Tăng cường đầu tư nguồn vốn chương trình kiên cố hoá kênh mương và nông thôn mới nhằm cải tạo, mở rộng diện tích, diện tưới, phát huy hiệu quả công trình, đảm bảo an toàn công trình đầu mối, tạo điều kiện để huyện Cam Lộ phát triển nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Related news
Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co,. Ltd (Kato Office) Nhật Bản đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.
Bằng một vài “mánh” về kỹ thuật, sử dụng hương liệu… gạo ăn trở nên đẹp hơn, thơm hơn. Tuy nhiên, cách làm này cũng khiến nhiều người sử dụng lo ngại về giá trị dinh dưỡng của gạo đã bị mất đi.
Ngoài ra, cần phải có đề án về tái cơ cấu lúa gạo theo hướng chuyển sang các giống lúa có giá trị cao, có thể xuất khẩu với giá 700-1.000 USD/tấn thay vì chỉ khoảng 430 USD/tấn như hiện nay. Theo ông Phát, các doanh nghiệp cần chào hàng ở nước ngoài rồi về đặt hàng nông dân sản xuất, không làm theo cách hiện nay.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, thị trường nông, thủy sản trên thế giới đang hút hàng. Từ đầu năm đến nay ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt kết quả khá toàn diện. Trong 6 tháng đầu năm tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,96% (năm 2013 đạt 2,14%); giá trị SX tăng 3,4%.
Ngôi nhà đất nằm ngay sát khu vực ngã ba đường vào xã Nông Thượng chính là nhà ở của ông Vũ Văn Sinh, nếu chỉ lướt đi qua đó ít ai biết được rằng đằng sau ngôi nhà vách đất tuềnh toàng kia lại là những gian nhà cấy nấm rộng rãi, quy mô và chứa đựng sự tâm huyết của chủ nhà.