Triển vọng cây ớt hàng hóa tại Sa Pa (Lào Cai)
Cây ớt vốn gắn bó lâu đời trong cuộc sống đồng bào vùng cao huyện Sa Pa. Theo nhiều vị cao niên, vùng núi cao thường có nhiệt độ rất thấp về mùa đông, nên ớt là gia vị khó thiếu trong các món ăn và bữa ăn nhằm làm tăng thân nhiệt trong ngày lạnh giá. Ớt của đồng bào trồng thường có vị cay nồng, đậm, quả màu đỏ tươi trông rất bắt mắt. Đó là một trong những lý do khiến người dân ở Sa Pa vẫn duy trì trồng ớt và đến nay thì cây ớt đã có một vai trò, vị trí mới, đó là hàng hóa.
Sa Pa là vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây ớt hàng hóa trên quy mô tập trung, người dân có kinh nghiệm sản xuất cây trồng truyền thống này. Năm 2014, huyện Sa Pa đã quyết định đưa vào trồng thử nghiệm cây ớt với mục đích sản xuất hàng hóa, diện tích thử nghiệm ban đầu khoảng 1 ha tại xã Bản Phùng. Tại đây, người dân được hỗ trợ về giống, vật tư và phân bón, được tham gia tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm ớt hàng hóa. Theo tính toán kỹ thuật, mỗi ha ớt tại Sa Pa có thể cho thu hoạch tới 10 tấn quả tươi, nhưng do diện tích trồng thử nghiệm bị muộn thời vụ, chăm sóc chưa đúng quy cách nên năng suất mới đạt gần 3 tấn/ha. Tuy nhiên, so sánh lợi ích thì giá trị kinh tế từ diện tích ớt hàng hóa thử nghiệm mang lại vẫn đạt gần 100 triệu đồng/ha, cao hơn 3 lần trồng lúa.
Gia đình anh Chảo Chần Tá, thôn Bản Sái, xã Bản Phùng là một trong những hộ tham gia dự án trồng ớt hàng hóa trong năm qua với diện tích 0,3 ha. Theo nhận xét của anh Chảo Chần Tá thì cây ớt dễ trồng, đầu tư công chăm sóc không lớn, ít sâu bệnh, phù hợp với nhiều loại đất, thời gian tính đến kỳ thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Hiện, ngành nông nghiệp huyện Sa Pa đã xây dựng kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu ớt hàng hóa trong vụ trồng mới năm 2015. Trong đó, tại xã Bản Phùng diện tích cây ớt là 3 ha, xã Thanh Kim trồng thử nghiệm 1 ha, một số địa phương khác cũng tham gia trồng ớt, nâng tổng diện tích vùng dự án lên 5 ha.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án cũng gặp những khó khăn, như tâm lý e ngại của bà con trong chuyển đổi từ trồng cây lương thực sang sản xuất hàng hóa. Lo lắng về giá và đầu ra cho sản phẩm, bởi hiện các doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm đang cam kết giá thu mua là 16.000 đồng/kg, trong khi giá bán lẻ trên thị trường Sa Pa lên tới 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho rằng, những khó khăn, lo lắng của người sản xuất sẽ sớm được chính quyền địa phương tháo gỡ và triển vọng phát triển cây ớt hàng hóa nơi đây vẫn sán lạn.
Related news
Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với đó chính sách hỗ trợ tàu thuyền khai thác xa bờ giải quyết kịp thời đã khuyến khích ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển.
Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.
Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.
Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo