Nigieria Có Thể Trở Thành Nước Cung Ứng Điều Thô Lớn Nhất Cho Việt Nam

Ngày 3/2, tại TP.HCM, đã diễn ra Hội nghị giao thương điều Việt Nam – Nigieria.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết, hiện nay, Nigieria đang đứng thứ 2 trong những nước châu Phi XK điều nguyên liệu sang Việt Nam.
Năm 2014, Nigieria đã XK 106.734 tấn điều sang Việt Nam, chiếm 13,4% lượng điều nguyên liệu NK của Việt Nam và chiếm khoảng 80% sản lượng điều của nước này.
Trong mấy năm qua, các DN chế biến điều Việt Nam và các nhà XK điều thô Nigieria đã vượt qua nhiều trở ngại về văn hóa kinh doanh, tập quán thương mại, giao nhận vận tải để làm ăn trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa 2 bên vẫn có một số trở ngại: hạt điều Nigieria có chất lượng còn khiêm tốn so với một số nước châu Phi khác như Ghana, Tanzania…; thanh toán giữa người mua và người bán còn khó khăn; chưa có cơ chế hợp tác để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng và hiệu quả.
Còn theo ông Babatola Faresu, Chủ tịch Hiệp hội Điều Nigieria, nước này có 84 triệu ha đất nông nghiệp nhưng mới chỉ 40% được đưa vào canh tác. Vì thế Nigieria còn nhiều tiềm năng để phát triển diện tích, tăng mạnh sản lượng điều, qua đó có thể trở thành nước cung cấp lớn nhất lượng điều thô cho Việt Nam.
Related news

Một thống kê mới vừa được Bộ NNPTNT công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta?

Sau này, khi lên Tây Bắc, tôi thấy bà con dân tộc trên này dùng phổ biến tô mộc để cho vào nước uống. Họ chẻ và băm gỗ tô mộc thành những mảnh nhỏ và đựng trong một ống tre để ở bàn nước. Khi pha trà, họ lấy 1 vài mảnh gỗ tô mộc đó và cho vào ấm cùng với chè.

Lạng Sơn có 6 loại cây ăn quả mũi nhọn trong giảm nghèo và làm giàu là na, hồng, quýt, đào, nhãn, vải thiều. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nông dân xứ Lạng mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây ăn quả.

Trong thời gian 3 tháng, học viên học lý thuyết về cách chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hành, tỏi, ớt, và kiệu để sản xuất theo hướng VietGAP. Học viên cũng được thực hành mô hình trồng ớt hiểm lai F1 trên diện tích 500m2 vụ thu - đông năm 2014.

Gần 100 gian hàng thương nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sản xuất và đời sống của nông dân đã được quy tụ tại chợ phiên nông sản, phiên chợ hàng Việt và ngày hội văn hoá, thể thao nông dân Củ Chi lần thứ VII năm 2014.