Indonesia Thoát Dịch EMS Như Thế Nào?
Dù may mắn hay có biện pháp quản lý tốt, việc Indonesia thoát khỏi dịch EMS của vẫn là một trong những nội dung thảo luận chính của các chuyên gia ngành tôm tại hội thảo trực tuyến của GAA vào ngày 10/12/2013.
Đại diện của Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA) nhận định, hệ thống quản lý NK tôm nguyên liệu còn sống của Indonesia đã đóng góp đáng kể vào công tác loại bỏ dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) tại nước này.
NK tôm còn sống được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến dịch EMS lây lan rộng tại Indonesia. Các chuyên gia tại hội nghị trực tuyến khẳng định rằng tôm đông lạnh là sản phẩm an toàn do được bảo quản trong kho ít nhất là 20 ngày.
Theo các cuộc thí nghiệm (từ những ngày đầu tôm bị hội chứng), EMS không truyền qua tôm đông lạnh. Thí nghiệm trên hàu cũng cho thấy quá trình cấp đông có thể tiêu diệt khuẩn gây bệnh.
Tương tự thế, hậu ấu trùng tôm xuất xứ từ vùng nhiễm dịch vẫn an toàn để đưa vào nuôi tôm nước ngọt vì độ mặn thấp bảo vệ tôm khỏi EMS.
Sau đây là các biện pháp bảo vệ tôm khỏi EMS của ngành tôm Indonesia:
1) Thả nuôi tôm cỡ lớn hơn, sử dụng hệ thống nước chảy hoặc lồng để nuôi tôm từ khi còn nhỏ
2) Chuyển từ tôm chân trắng sang nuôi tôm sú – trong trường hợp không đề kháng được thì tôm sú ít bị ảnh hưởng hơn.
3) Nuôi ghép tôm và cá rô phi, giống như biện pháp nuôi ghép hai loài này chống virut gây bệnh đốm trắng.
4) Áp dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ sinh học trong nuôi thâm canh, như công nghệ Bioflocs, công nghệ lọc tuần hoàn hay hệ thống ao nuôi thâm canh quy mô nhỏ.
5) Chấp nhận chờ một thời gian hồi phục sau EMS: Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến giảm 23% nhưng nhờ nâng cấp quản lý, ngành tôm sẽ bắt đầu ổn định dù chưa phục hồi ngay. Cần từ 2 – 3 năm nữa để ngành tôm phục hồi.
Related news
Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.
Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.
Nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy của Vinamilk, cũng như nâng cao chất lượng đàn bò sữa, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk phấn đấu năm 2015 nhập khẩu thêm khoảng 900 con bò sữa về trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận (Như Thanh), nâng quy mô đàn bò vắt sữa của trang trại lên hơn 2.000 con.