Những hình ảnh về giống dưa hấu trăng sao độc lạ

Một giống dưa hấu với gen tự nhiên khác biệt, khiến chúng có lớp vỏ đặc biệt so với các loại dưa hấu thường thấy. Vỏ dưa màu xanh đen, điểm đốm vàng màu nhỏ xung quanh và một đốm vàng kích thước lớn.
Những người nông dân trồng dưa đã gọi chúng là dưa hấu trăng (hình đốm vàng lớn) và sao (các đốm vàng li ti).
Dưa hấu trăng sao có lõi màu đỏ hoặc vàng, ít hạt. Mặc dù lớp vỏ khác biệt song dưa vẫn giữ vị ngọt mát như các loại truyền thống.
Dưa có thể hình tròn, bầu dục, thậm chí, một số nhà vườn trồng được chúng với hình vuông độc, lạ để thu hút người tiêu dùng.
Không chỉ có quả đốm vàng mà lá của loại dưa này cũng có đốm tương tự khá lạ mắt.
Do khá năng suất nên mỗi quả dưa thậm chí có thể nặng tới 9kg. Chúng giúp không ít trang trại ở Missouri (Mỹ) kiếm bộn tiền.
Giá hạt giống dưa hấu trăng sao dao động từ 3 - 13 USD/ gói (25 - 250 hạt).
Hạt giống gieo sẽ nảy mầm trong 4-10 ngày. Dưa hấu khá ưa đất cát nhẹ, tơi xốp.
Dưa sẽ lan khoảng 1,8 - 2,4m trong khu vực trồng, do đó, cần chú ý địa điểm gieo hạt dưa.
Trong khoảng thời gian từ 88-95 ngày, dưa hấu hoàn toàn trưởng thành và cho trái.
Khi còn nhỏ. Dưa rất ưa ánh sáng, nên chúng cần được trồng ở nơi thoáng, có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Thu hoạch dưa hình trăng sao lạ mắt.
Related news

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.