Dứt Điểm Xuống Giống Vụ Hè Thu

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm các loại cây trồng ngắn ngày vụ Hè thu. Diện tích các cây trồng như đậu phộng, bắp, mì, mía đều tăng hơn so cùng kỳ. Một số diện tích xuống giống sớm nay đã thu hoạch.
Về diện tích lúa, toàn tỉnh xuống giống được gần 49.100 ha, bằng 96% so cùng kỳ năm 2012 (SCK). Đến nay nông dân đã thu hoạch khoảng 6.000 ha, với năng suất bình quân 4,8 tấn/ha. Số diện tích lúa còn lại đang trong giai đoạn trổ hoặc bắt đầu chín. Diện tích cây đậu phộng xuống giống đạt 1.919 ha, bằng 123% SCK, đã thu hoạch được 818 ha, năng suất bình quân 2,7 tấn/ha.
Cây bắp xuống giống được 879 ha, bằng 118% SCK, đã thu hoạch khoảng 160 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha. Cây mì, đã thu hoạch vụ mùa 7.630 ha, năng suất bình quân 32 tấn/ha. Diện tích cây mì trồng mới trong vụ Hè thu được 9.127 ha, bằng 110,5% SCK. Diện tích mía trồng mới trong vụ Hè thu này là 1.649 ha, bằng 237,6% SCK.
Tình hình sâu bệnh, dịch hại trên các cây trồng như lúa, bắp, mía không đáng kể. Riêng cây mì, tính đến ngày 4.7.2013, tổng diện tích bị nhiễm rệp sáp hồng là hơn 1.142 ha trên địa bàn 38 xã của 8 huyện/thị trong tỉnh. Trong đó mức độ nhiễm dưới 30% là gần 695 ha, từ 30% đến 70% là 345 ha và trên 70% hơn 102 ha.
Related news

Lo cho “đầu cơ nghiệp” của mình bị thiếu thức ăn khi mùa đông đến, sau khi thu hoạch lúa, đồng bào vùng cao chủ động lấy rơm khô về dự trữ cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn quan trọng thay thế cho cỏ tươi trong mùa rét.

Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.

Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.