Nhiều vườn tiêu có nguy cơ bị xóa sổ vì hạn hán
Nắng nóng kéo dài gần 2 tháng qua khiến hàng chục ha hồ tiêu của bà con nông dân Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình chết cháy. Nhiều hộ phải chặt bỏ chờ mưa xuống trồng lại cây mới, thiệt hại cả trăm triệu đồng.
Gia đình chị Đặng Thị Hiền, ở xóm 7, tiểu khu 7, Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trồng hơn 5 ha tiêu và dưa hấu. Chị Hiền cho biết, đợt nắng nóng năm nay đã khiến gần 2 ha tiêu của gia đình bị chết, phải trồng mới 1.500 gốc tiêu, ước tính thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.
“Nói chung năm nay trồng tiêu vất vả. Gia đình phải trồng mới 1.500 gốc tiêu để thay thế cây tiêu cũ đã chết vì nắng nóng. Trời nắng nóng 39 – 40 độ trong khi tiêu nằm giữa đồi nên có phục hồi cũng bị chết”, chị Hiền cho hay.
Nắng nóng kéo dài làm cho mực nước ở các hồ, sông, suối bị cạn kiệt không đảm bảo nước tưới. Nhiều hộ trồng tiêu ở thị trấn Nông trường Việt Trung bất lực nhìn tiêu chết cháy.
Ông Dương Huy Tiềm ở thôn 7, tiểu khu 7, thị trấn Nông trường Việt Trung, người có kinh nghiệm gần 30 năm trồng tiêu cho biết, để có nước tưới cho cây tiêu, ông cũng như nhiều hộ gia đình ở đây phải đi tìm nước cách xa 2 cây số, chở từng can một nhưng cũng không đủ nước tưới cho tiêu.
“Không phải chỉ riêng hộ nhà tôi, mọi người trong thôn hàng ngày đều phải lấy xe máy để chở nước về tưới cho tiêu nhưng cũng không đủ khiến tiêu chết rất nhiều. Mọi người đã tìm kiếm mọi nguồn nước, như hố bom, khe sông, suối… có nơi cách xa chỗ trồng tiêu hàng cây số. Nhiều nhà giờ không còn nước tưới tiêu, thậm chí nước ăn cũng không có”, ông Tiềm lo lắng nói.
Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có gần 200 ha tiêu; Trong đó, diện tích trồng mới trong năm nay khoảng 50 ha. Đợt nắng nóng kéo dài khiến nhiều vườn tiêu chết từ 60% - 70% diện tích, trung bình cả thị trấn, diện tích tiêu chết cháy chiếm hơn một nửa. Nhiều nhất là lứa tiếu mới trồng được 5 năm. Dù đã tìm đủ mọi cách để cứu chữa nhưng rất khó để tiêu xanh trở lại.
Ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch UBND Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND thị trấn đã tổ chức đoàn đi khảo sát để nắm lại tình hình, động viên bà con tiếp tục phát triển những diện tích tiêu có liên quan tới nguồn nước sông Dinh, cố gắng để tận dụng, có thể bằng hình thức bơm để bảo vệ cho cây tiêu.
“Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, hoặc những diện tích ở xa sông Dinh, thì vẫn không có giải pháp để khắc phục vấn đề này, cho nên phần lớn diện tích tiêu vẫn bị thiệt hại do hạn hán nắng”, ông Trường cho biết.
Mỗi năm tiêu cho nhập hàng trăm triệu đồng, thế nhưng chỉ trong thời gian gần 2 tháng nắng nóng năm nay, vườn tiêu của người trồng tiêu thị trấn Nông trường Việt Trung đã bị thiêu rụi. Tiếc vườn tiêu đang cho thu nhập ổn định, nhưng bà con không có cách gì cứu chữa. Nếu tình trạng nắng nóng kéo dài, chắc chắn nhiều vườn tiêu sẽ bị "xóa sổ".
Related news

Sinh vật cảnh hiện nay không chỉ là thú chơi tao nhã chỉ dành cho giới thượng lưu mà đã nhân rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Ở Đồng Tháp, loại hình nghệ thuật này hiện đang phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của những người yêu nghệ thuật.

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Được biết, vùng sản xuất lúa ở Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thành có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có thể vận chuyển lúa bằng xe tải hoặc ghe; hệ thống ô bao và tưới tiêu đảm bảo sản xuất đồng loạt đáp ứng được khối lượng lớn lúa mà doanh nghiệp yêu cầu; Hợp tác xã đủ năng lực để doanh nghiệp giao dịch ký hợp đồng.

Các tiểu thương cho biết, hiện giá gừng đã giảm một nửa so với cách đây một tuần. Hiện tại, giá gừng non chỉ ở mức 40.000-45.000 đồng/kg (lúc cao nhất lên đến 80.000-100.000 đồng/kg). Tuy nhiên với giá này vẫn còn cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.