Tập huấn nuôi lươn không bùn
Nhằm giúp cho bà con nông dân chuyển đổi mô hình phù hợp nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.
Sau buổi tập huấn, bà con nông dân được tham quan mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại hộ anh Trần Việt Sơn, Thôn 3, xã Phong Phú.
Với diện tích bể 6m2, nuôi được 900 con giống, trọng lượng bình quân 40 con/kg.
Được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật nuôi.
Quy trình nuôi: mỗi ngày cho lươn ăn 1 lần vào thời gian 5 giờ chiều, thức ăn chủ yếu các loại cá tươi xay nhuyễn cho lươn ăn, sau khi cho ăn khoảng 2 - 3 giờ thay nước, mật độ nuôi 400 con/m2, mức nước đảm bảo 40cm, nhiệt độ để lươn phát triển tốt từ 22 - 270C, phía trên được che mát và phải tránh được nước mưa, không làm ảnh hưởng đến lươn.
Anh Sơn cho biết: sau 20 ngày nuôi, lươn phát triển khá nhanh, trọng lượng bình quân từ 25 - 30 con/kg. Lươn thích nghi tốt với điều kiện môi trường, lớn nhanh ít bị bệnh, hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức nuôi lươn bùn truyền thống.
Qua mô hình thí điểm cho thấy nuôi lươn không bùn trong bể xi măng phù hợp với bà con nông dân, tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, có thể tận dụng được diện tích đất nhỏ trong gia đình để nuôi, tỷ lệ sống cao, đầu ra sản phẩm dễ dàng.
Bà con nông dân tham quan mô hình nuôi lươn không bùn thí điểm của anh Sơn
Hồ nuôi lươn có diện tích 6m2, lót gạch men
Vĩ tre được đặt giữa hồ cho lươn ở
Chăm sóc, vệ sinh chuồng trại thường xuyên để lươn không bị bệnh
Related news
Vụ đông xuân 2013-2014, Công ty Antesco ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đậu nành rau với diện tích 70 héc-ta của nông dân thị trấn Cái Dầu (An Giang).
Trên địa bàn TP. Bạc Liêu hiện chỉ có 28 hộ tham gia bảo hiểm tôm nuôi, với 41 hợp đồng (trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng). Đã có 14 hộ bị thiệt hại, với tổng số tiền bồi thường bảo hiểm hơn 1,1 tỷ đồng.
Sáng 19-12, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – Lê Văn Thi đã chủ trì hội nghị tổng kết nuôi trồng thuỷ sản 2013 và triển khai kế hoạch 2014.
Ngày 19/12, tại Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông Nguyễn Văn Tê, ở ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An bắt đầu khởi nghiệp cách đây khoảng 20 năm, gia đình ông chuyên sản xuất lúa, với diện tích khoảng 1,7 ha. Do đặc điểm vùng đất Đức Huệ là vùng đất xám bạc màu, nhiễm phèn, có những nơi nhiễm phèn nặng không thể sản xuất nông nghiệp.