Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Thách Thức Trong Quá Trình Chuyển Đổi Cây Màu Trên Đất Lúa

Nhiều Thách Thức Trong Quá Trình Chuyển Đổi Cây Màu Trên Đất Lúa
Publish date: Tuesday. October 7th, 2014

Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu phù hợp là một hướng đi cấp thiết và đúng đắn, nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, cũng như giảm áp lực tiêu thụ lúa, gạo trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn. Tuy nhiên, để tìm được hướng đi bền vững cho cây màu hiện vẫn còn nhiều thách thức.

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa gạo của Đồng Tháp liên tục tăng mạnh. Diện tích gieo trồng hằng năm ước đạt 500 nghìn ha, sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Năm 2013, diện tích trồng lúa của tỉnh tăng 514.803 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, việc tăng sản lượng vẫn chưa tạo cho tỉnh có bước chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ. Hiện tại nền nông nghiệp của tỉnh vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới, khi hiệu quả từ cây lúa càng ngày càng thấp dần, nông dân vẫn chưa giàu lên nhờ trồng lúa.

Khi lúa liên tục rớt giá, nông dân trong tỉnh đã chuyển đổi diện tích khá lớn sang canh tác một số loại cây màu ngắn ngày. Diện tích trồng màu trên đất lúa liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2010, tổng diện tích trồng màu của tỉnh chỉ 28.891ha thì đến năm 2013 tăng lên 30.047ha. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật (CCBVTV) tỉnh thì năm 2014, diện tích trồng màu tăng rất mạnh so với những năm trước.

Trong đó, các loại cây có ưu thế kinh tế được nông dân chuyển đổi mạnh là cây mè, bắp, đậu nành, ớt, khoai lang... và một số loại rau màu ngắn ngày khác. Theo khảo sát đánh giá của CCBVTV tỉnh, phần lớn cây màu đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa.

Trên cùng một diện tích canh tác (1ha) thì tỉ suất lợi nhuận của trồng lúa chỉ đạt 0,10; cây mè là đối tượng có tỉ suất lợi nhuận cao nhất là 1,44 được nông dân chọn lựa và phát triển nhanh diện tích trong những năm trở lại đây.

Tuy nhiên, chuyển đổi trồng màu trên nền đất lúa không đơn giản là thay đổi giống cây trồng này bằng một giống cây trồng khác, mà nó liên quan tới nhiều yếu tố.

Phải thấy rằng, việc đầu tư cho việc chuyển dịch này, nông dân cần vốn nhiều hơn, kỹ thuật canh tác tốt hơn, cơ sở hạ tầng phải hoàn thiện hơn, phải tìm được các loại giống cho hiệu quả kinh tế, đủ sức cạnh tranh để doanh nghiệp trong nước không phải nhập đậu nành và bắp lai để sản xuất thức ăn chăn nuôi như hiện nay và người nông dân cũng không phải lao đao tìm thị trường tiêu thụ.

Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những hiệu quả từ trồng màu thì nông dân vẫn không ít lần “nếm mùi thất bại” khi chuyển dịch sang mô hình mới. Bài học từ cây đậu nành, cây dưa hấu và hiện tại là cây khoai lang vẫn còn đó...

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành, Lai Vung đang lao đao với cây khoai lang tím Nhật, khi giá khoai rớt mạnh từ 900 nghìn đồng/tạ xuống còn từ 180 - 200 nghìn/tạ nhưng vẫn không có người mua. Khoai ngoài đồng vượt ngày thu hoạch nhưng bóng dáng thương lái mua khoai thì biệt tăm.

Anh Nguyễn Văn Tư ngụ xã Phong Hòa, huyện Lai Vung ngậm ngùi nói: “10 công khoai của tôi đã vượt ngày thu hoạch 2 tuần nhưng kêu bán không lái nào chịu mua. Để có chi phí sản xuất tôi đã vay mượn nhiều nơi, giờ khoai rớt giá thế này tôi cũng không biết phải tính sao”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục Trưởng CCBVTV tỉnh phân tích: “Một trong những rào cản khiến việc chuyển đổi cây màu của tỉnh chưa thực sự hiệu quả là do chi phí sản xuất của chúng ta vẫn còn khá cao, giá thành sản phẩm chưa tạo được sự cạnh tranh trên thị trường.

Phần lớn diện tích canh tác màu của chúng ta vẫn còn ở quy mô nhỏ, lẻ; chưa đưa được cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch; cơ sở hạ tầng phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất màu còn yếu... Đặc biệt, việc tổ chức liên kết tiêu thụ vẫn trong giai đoạn manh nha, phần lớn sản phẩm rau màu được tiêu thụ qua các kênh phân phối truyền thống là chủ yếu”.

Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ cây lúa sang trồng màu nhằm giảm áp lực cho cây lúa, tăng thu nhập cho người nông dân là một hướng chuyển dịch cần thiết.

Tuy nhiên, cần phải tìm một giải pháp căn cơ hơn trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch, phân công, phân vai trong liên kết vùng, tạo giống mới cạnh tranh, tổ chức sản xuất, đặc biệt là đảm bảo thị trường tiêu thụ và phải liên kết vùng nhằm tránh tình trạng người nông dân cứ đổ xô sản xuất trong khi không biết sản phẩm của mình sẽ tiêu thụ ở đâu.


Related news

Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

Wednesday. January 14th, 2015
Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".

Wednesday. January 14th, 2015
Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn

Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.

Wednesday. January 14th, 2015
17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn 17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn

Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.

Wednesday. January 14th, 2015
Giá Heo Hơi Giảm, Người Chăn Nuôi Lo Lắng Giá Heo Hơi Giảm, Người Chăn Nuôi Lo Lắng

Gần một tháng qua, giá thịt heo hơi trên địa bàn Hoài Ân (Bình Định) lao dốc. Hiện giá bán tại chuồng chỉ 33.000 - 34.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 giá luôn dao động trên 43.000 đồng/kg, có thời điểm lên 46.000 đồng/kg. Do vậy, bình quân mỗi con heo trọng lượng 70kg, người chăn nuôi lỗ hàng triệu đồng. Theo các hộ chăn nuôi, giá heo hơi khoảng 40.000 đồng/kg thì chăn nuôi mới có lãi.

Wednesday. January 14th, 2015