Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả

Nông dân tham gia được hỗ trợ giống, vật tư và được hướng dẫn kỹ thuật trồng. Hiện Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ nông dân ký kết với 1 doanh nghiệp ở Cần Thơ hỗ trợ trang thiết bị ban đầu như máy đánh rãnh, gieo hạt và bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch.
Được biết, ngoài Trà Ôn, dự án trồng bắp lai còn được thực hiện tại Vũng Liêm, Tam Bình, mỗi năm khoảng 60ha với thời gian 3 năm, từ 2015 - 2017. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 7 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư hơn 1,6 tỷ đồng. Dự án nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân.
Related news

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.

Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.