Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Nỗ Lực Khắc Phục Tình Trạng Cao Su Rớt Giá

Nhiều Nỗ Lực Khắc Phục Tình Trạng Cao Su Rớt Giá
Publish date: Friday. August 29th, 2014

Vào thời điểm này, giá cao su xuất khẩu vẫn giảm mạnh, khiến nhiều người trồng cao su phải bán lỗ hoặc muốn bán cũng không tìm được thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo chế độ, quyền lợi cho người lao động.

Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp cũng như người dân trồng cao su tiểu điền đang nỗ lực tìm mọi giải pháp để khắc phục những khó khăn trước mắt, đảm bảo chế độ, quyền lợi cho công nhân và tiếp tục duy trì diện tích vườn cây.

Doanh nghiệp khắc phục khó khăn

Gia Lai là một tỉnh có diện tích cao su lớn nhất Tây Nguyên, với 120.000 ha. Thời gian qua, 50% sản phẩm mủ cao su ở tỉnh ta được xuất khẩu chính ở thị trường Trung Quốc. Vì phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nên khi gặp rủi ro thì phần thiệt vẫn thuộc về người bán.

Qua tìm hiểu, trong giai đoạn khó khăn này, có lẽ duy nhất trên địa bàn tỉnh chỉ có Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông là tìm kiếm được thị trường ổn định để bao tiêu sản phẩm. Ông Phan Sỹ Bình-Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông, cho biết: Thị trường hàng hóa luôn có sự điều tiết theo quy luật cung-cầu.

Do vậy, Công ty đã có sự tính toán, chủ động trước diễn biến bất lợi của thị trường cao su, Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu bao tiêu sản phẩm dài hơi tại thị trường nước ngoài.

Vì thế, dù giá cao su có tụt giảm đến đâu, Công ty vẫn yên tâm sản xuất. Mủ cao su của đơn vị sản xuất tới đâu đều bán hết tới đó. Đó là những điều kiện thuận lợi để Công ty phấn đấu sản xuất có lãi. Cùng với đó, Công ty thực hiện tiết giảm các chi phí, nên đời sống, các chế độ, chính sách của người lao động vẫn được đảm bảo.

Vào thời điểm trung tuần tháng 8-2014, chúng tôi có mặt tại Công ty 715 (Binh đoàn 15). Được biết, thời gian này, để khắc phục khó khăn, Công ty 715 cũng đã thực hiện nhiều giải pháp, như: tinh giảm biên chế ở những bộ phận gián tiếp, tiết kiệm chi phí nhằm giảm bớt khó khăn. Đồng thời, Công ty không trồng mới, tập trung thâm canh nâng cao năng suất vườn cây, nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Để người lao động yên tâm gắn bó vườn cây, lương công nhân vẫn được giữ nguyên, chỉ giảm lương ở bộ phận gián tiếp. Đơn vị quyết tâm đảm bảo mức lương cho công nhân như năm 2013 (hơn 5 triệu đồng/người/tháng). Đó là nguồn động viên thiết thực để công nhân yên tâm gắn bó, chia sẻ khó khăn với đơn vị.

“Hơn nữa, để tiếp tục duy trì sản xuất chờ giá tăng trở lại, ngay từ đầu năm 2014, Công ty phấn đấu nâng công suất nhà máy chế biến mủ từ 3.700 tấn lên 4.200 tấn/năm. Đây là cơ sở giảm giá thành, hạ giá bán để Công ty tiêu thụ sản phẩm mủ cao su. Hơn nữa, Công ty tiếp tục nỗ lực tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường khu vực, như: Malaysia và Hàn Quốc”- Giám đốc Lê Đình Hùng cho biết.

Nông dân vẫn duy trì diện tích vườn cây

Trong khi nhiều nông dân trồng cao su tiểu điền lao đao vì giá cao su rớt thảm hại đã phải chặt bỏ vườn cây, qua tìm hiểu của P.V, phần lớn diện tích cao su tiểu điền trên địa bàn các huyện: Ia Grai, Đức Cơ, Đak Đoa vẫn được nông dân duy trì và chăm sóc tốt.

Thời điểm này đang là mùa cạo mủ, một trong những biện pháp mà người trồng cao su tiểu điền thực hiện là thay vì thuê người cạo nay chủ vườn đi học cạo mủ và về tự khai thác vườn cây của mình.

Ông Rơ Châm Ích, xã Ia O (huyện Ia Grai), cho biết: Khi lòng hồ thủy điện Sê San 4 bị ngập, gia đình được Nhà nước đền bù hơn 1 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác năm thứ 10. Hai năm gần đây, giá bán giảm, chi phí vật tư trên vườn cây, phân bón, tiền nhân công không giảm mà còn tăng.

Trước tình hình này, trên địa bàn xã có mở lớp dạy nghề cạo mủ cao su cho nông dân, tôi đã đi học về tự cạo vườn nhà. Tiền thuê công cạo như mọi năm sẽ được cắt giảm để bù đắp phần mủ cao su rớt giá. Tính ra mỗi ngày gia đình tôi vẫn thu lời từ cây cao su khoảng 300.000-400.000 đồng.

Thay đổi chế độ cạo mủ cao su cũng được nhiều nông dân trồng cao su tiểu điền áp dụng trong vụ thu hoạch này. Ông Nguyễn Văn Nông, có 8 ha cao su khai thác ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai), cho biết: Hiện giá mủ thấp, rất nhiều nông dân lơ là với việc chăm sóc vườn cây.

Nhưng tôi thấy, dù giá mủ xuống thấp, nhưng thu nhập từ cây cao su vẫn có lợi nhuận hơn so với các cây trồng khác nên vẫn chăm sóc, bón phân bình thường và duy trì diện tích vườn cây. Chỉ khác, vụ thu hoạch này tôi thay đổi chế độ cạo mủ. Cách một ngày cạo một ngày để cây có thêm thời gian phục hồi, ít hao vỏ cạo hơn.


Related news

Thu hàng trăm triệu đồng từ vườn hồng công nghệ cao Thu hàng trăm triệu đồng từ vườn hồng công nghệ cao

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Wednesday. August 19th, 2015
Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ

"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

Wednesday. August 19th, 2015
Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch

Mục tiêu của TP.Hội An là phát triển nông nghiệp xanh và sạch để làm động lực cho phát triển bền vững ngành thương mại - du lịch trong những năm tới.

Wednesday. August 19th, 2015
Khảo nghiệm giống dâu tây Newzealand tại Lào Cai Khảo nghiệm giống dâu tây Newzealand tại Lào Cai

Đây là khởi động thực hiện chương trình hợp tác phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 tỉnh Lào Cai – Lâm Đồng.

Wednesday. August 19th, 2015
Quảng Nam mở rộng diện tích cây cao su Quảng Nam mở rộng diện tích cây cao su

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020 với tổng diện tích lên đến 30.428,17ha.

Wednesday. August 19th, 2015