Nhiều Mô Hình Chăn Nuôi Hiệu Quả Ở Mang Thít
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Mang Thít (Vĩnh Long) có nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, cho thấy người nông dân bắt đầu quan tâm đến khoa học kỹ thuật, gắn kết với các chuyên gia để cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đạt lợi nhuận cao và bền vững…
Nhiều mô hình hiệu quả
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 2 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả như mô hình trồng dưa hấu, lúa giống, cánh đồng mẫu, nuôi ếch, nuôi lươn, nuôi cá,… Hầu hết các mô hình này đều có sự kết hợp giữa nông dân và các chuyên gia trong ngành.
Qua đó, hiệu quả kinh tế dần được đẩy mạnh, nông dân được nâng cao trình độ về mặt áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật…
Điển hình như mô hình “Hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn trên đệm lót sinh thái” của Trạm Khuyến nông Mang Thít. Đây là mô hình với quy mô 3.000 con giống gà ta thả vườn 1 ngày tuổi, ứng dụng công nghệ đệm lót bằng chế phẩm sinh học.
Kỹ thuật này nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm công lao động, hạn chế các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, giảm tiêu tốn thức ăn,… Sau khi tổng kết, đánh giá kết quả, trừ hết chi phí, hao hụt con giống,… mô hình đã cho mức lợi nhuận trên 140 triệu đồng chỉ sau 3,5 tháng nuôi.
Trong khi đó, trong năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện đã triển khai 2 mô hình. Cụ thể: Mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ với quy mô 1 ha/4 hộ.
Hiệu quả sau 10 tháng nuôi, tỷ lệ hao hụt 5- 10%, với giá bán 15.000 đ/kg, lợi nhuận trên 15 triệu đồng. Mô hình nuôi cá tra trong ao đất theo quy trình VietGAP với quy mô 1 ha/2 hộ. Tỷ lệ sống 83%, năng suất đạt 250 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí uớc lợi nhuận đạt 200- 250 triệu đồng/ha…
Ngoài ra, ngành khuyến nông huyện còn thực hiện nhiều mô hình, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân… Đồng thời tổ chức tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình hiệu quả.
Nông dân dám nghĩ, dám làm
Một lần tình cờ lên mạng Internet, anh Lê Văn An (ấp Long Hòa 1, xã Long Mỹ- Mang Thít) bắt gặp mô hình chăn nuôi dế, một mô hình mới chưa từng có ở địa phương lại nhẹ vốn đầu tư. Vậy là anh đã tìm mua con giống bắt đầu nuôi thử.
Với cách làm mới này, đã có nhiều người tìm đến anh để học hỏi kinh nghiệm và anh cũng đã sẵn sàng hướng dẫn cũng như cung cấp con giống.
Chưa dừng lại ở đó, khoảng năm 2010, cũng qua tìm hiểu trên mạng, anh An bắt đầu làm quen với con cá chạch lấu. Nhận thấy loài cá này có giá trị kinh tế cao và có nhiều khả năng nuôi thương phẩm nên anh quyết định thử sức.
Qua thời gian nuôi thử, thấy loài cá này thích hợp môi trường nuôi ao và không kén thức ăn nên anh quyết định đầu tư. Anh Lê Bá Khiêm, em trai anh An xem ra lại rất mát tay với con cá chạch lấu. Vốn tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm, cộng thêm kinh nghiệm qua thời gian nuôi thử, anh đã có thể ương giống cá này.
Sau nhiều lần anh được các viện, trường có tiếng trong khu vực đặt hàng đề tài ương giống cá chạch lấu, đến nay đề tài khảo nghiệm nuôi cá chạch lấu trong ao đất của anh cho kết quả ban đầu rất khả quan, mở ra triển vọng cung ứng giống loại cá có giá trị thương phẩm cao này. Từ số vốn có được sau thời gian đi lao động xuất khẩu, Lê Văn Vinh (xã Tân Long- Mang Thít) quyết định trở về quê gầy dựng lại đàn thỏ. Từ vài cặp con giống ban đầu, hiện trại của anh có hơn 30 thỏ nái. Mỗi đợt xuất chuồng từ 50- 70 thỏ thịt.
Theo anh Vinh, để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thì ngoài việc sử dụng thức ăn chăn nuôi, anh còn tận dụng nguồn rau cỏ xanh, bã đậu nành để làm thức ăn. Với giá bán 50.000 đ/kg thỏ hơi, anh lời khoảng 70.000 đ/con (trọng lượng 2- 2,5 kg/con).
Anh Vinh còn là kênh tiêu thụ cho nhiều hộ chăn nuôi thỏ ở địa phương. Thỏ thịt được anh giao chủ yếu tại các mối ở trong tỉnh. “Bây giờ tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi cũng không khó, lên mạng là có thể tìm được, để nuôi thỏ đạt hiệu quả cao là cũng nhờ những kiến thức trên mạng đó thôi”- anh Vinh cho biết.
Tại Mang Thít, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình với những nông dân luôn cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật, học hỏi các nhà chuyên môn, năng động trong phán đoán thị trường tiêu thụ,… Từ đó, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn là những đầu mối “nhân rộng” kiến thức, kinh nghiệm làm giàu cho lối xóm, làng quê…
Related news
Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.
Từ năm 2006, nông dân xã Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) được Chi cục Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mô hình “trồng dưa hấu trải bạt” trên đất giồng cát, thu hoạch đạt năng suất cao. Trong vài năm trở lại đây, nông dân trúng lớn nhờ áp dụng mô hình “dưa hấu trải bạt” xen vụ các loại rau màu trên đất giồng cát.
Quảng Nam vẫn còn 1.200 ha diện tích nuôi tôm nước lợ chưa được thả nuôi dù vụ 1/2013 đã bắt đầu từ hơn 2 tháng nay. Trong khi nông dân lúng túng trong sản xuất thì một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã không đem lại hiệu quả.
Trong quá khứ, giá cá tra nguyên liệu cũng nhiều lần lên đỉnh rồi lao dốc nhưng chu kỳ chỉ kéo dài vài ba tháng, tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, quy luật ấy đã hoàn toàn thay đổi khi giá nguyên liệu ngày một giảm sâu.