Nhiều Khả Năng Tôm Càng Xanh Thiếu Giống Cục Bộ

Theo Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đến nay, số lượng thả nuôi tôm càng xanh chưa nhiều do nắng nóng kéo dài, đồng thời nhiều người đang phân vân chọn nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Tình hình này sẽ khiến cho việc cung ứng tôm giống thiếu cục bộ khi người nuôi có nhu cầu thả nuôi trong cùng một thời điểm...
Ở huyện Tam Nông, vụ tôm năm 2013 được đánh giá là vụ thuận lợi vì mực nước lũ vừa phải, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm, dẫn đến năng suất bình quân tăng gần 30% so với năm 2012, nâng tổng sản lượng đạt được 920 tấn.
Qua thống kê cho thấy năm 2013, có 93% hộ nuôi tôm càng xanh đạt lợi nhuận, còn 7% hộ hòa vốn hoặc thua lỗ, do người nuôi chọn mẽ con giống không đạt chất lượng, tôm chậm phát triển, không đồng đều,...
Năm 2014, huyện tiếp tục giữ diện tích sản xuất tôm càng xanh là 1.000ha, sản lượng 1.500 tấn, trong đó có 50% sản lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; lịch thả nuôi chia ra làm 3 giai đoạn, nhằm giảm áp lực thu hoạch đồng loạt, hạn chế bị thương lái ép giá.
Theo thống kê, hiện nay diện tích thả nuôi chỉ đạt khoảng 100ha, trễ so với lịch thời vụ. Ông Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản Tam Nông cho biết: “Năm nay nắng nóng kéo dài khiến tôm dễ bị sốc nước, dẫn đến hao hụt nhiều, chi phí sản xuất tăng nên nông dân chờ thời tiết ổn định, mưa nhiều hơn mới thả nuôi. Nếu người dân thả trong giai đoạn này, cần phải đẩy mạnh các khâu bơm nước, giữ ở mực nước 1 - 1,2m”.
Ngoài ra, sự xuất hiện của tôm thẻ chân trắng cũng làm người nuôi phân vân lựa chọn dẫn đến trễ lịch thời vụ. Chính những yếu tố này dẫn đến lo ngại việc thiếu con giống cục bộ, đồng thời người nuôi cũng sẽ khó có được con giống như mong đợi.
Ông Nguyễn Sĩ Khánh cho biết: “Đây sẽ là một trong những khó khăn đối với chúng tôi. Khi tỉnh ta không khuyến cáo nuôi tôm thẻ chân trắng, người dân quay lại với tôm càng xanh dẫn đến nhu cầu sử dụng con giống cùng lúc sẽ tăng mạnh, khiến cho các trại giống trong và ngoài tỉnh khó có thể đáp ứng nổi.
Theo đó, dễ xảy ra tình trạng hộ nuôi tìm kiếm những con giống trôi nổi không đồng đều, không đảm bảo chất lượng, giá bán sẽ thấp. Trong khi hiện nay, sản phẩm trên thị trường đang đòi hỏi về yếu tố chất lượng”.
Anh Hứa Văn Điển, xã Phú Thành B cho hay: “Hiện tại, con giống tôm càng xanh trong nước đang hiếm, các trại cũng không cung ứng đủ sản phẩm nên tôi chuyển sang sử dụng con giống của Thái Lan để thả nuôi. Đối với loại này, người nuôi cần số lượng bao nhiêu thị trường bên đó cũng đều cung cấp đủ”
Khó khăn đối với việc sản xuất tôm càng xanh của địa phương trong những năm qua là tình hình tiêu thụ còn khá bấp bênh, chủ yếu bán qua thương lái.
Dù công tác này được chính quyền địa phương xúc tiến, mời gọi các doanh nghiệp đến thu mua khi thu hoạch nhưng giữa người nông dân và doanh nghiệp chưa gặp nhau, nhiều nông dân quay lại bán cho thương lái và chịu cảnh bị ép giá.
Năm 2013, thu hoạch cao điểm, tôm theo kích cỡ đều giảm từ 40.000 - 60.000 đồng/kg so với năm 2012, nhưng đến lúc cuối vụ, lượng tôm khan hiếm, tôm đạt giá ngất ngưỡng 360.000 - 380.000 đồng/kg nên những hộ nuôi trễ vụ lại đạt hiệu quả cao.
Theo ông Khánh, để việc nuôi tôm càng xanh đạt được sự trọn vẹn sẽ còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng nhu cầu về con giống là điều cấp thiết nhất. Được biết, UBND tỉnh vừa đồng ý cho Công ty TNHH MTV Sản xuất và Tiêu thụ tôm càng xanh Bá Tòng được đầu tư xây dựng trại giống tôm càng xanh tại huyện Tam Nông.
Công ty đi vào hoạt động sẽ chủ động nguồn giống tôm càng xanh cho người nuôi trên địa bàn, sẽ tác động đến sản phẩm thế mạnh của địa phương, vừa đảm bảo nhu cầu về con giống, vừa có thể kiểm tra chất lượng.
Related news

Ngày 12/2, Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2014-2015. Hội thảo nhằm mục tiêu đánh giá, tuyển chọn và giới thiệu các giống lúa mới triển vọng đã qua khảo nghiệm có năng suất cao, thích nghi với điều kiện canh tác, giúp nông dân lựa chọn những giống lúa phù hợp trong sản xuất.

Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.

Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.