Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường vùng nuôi thủy sản ven biển

Nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường vùng nuôi thủy sản ven biển
Publish date: Monday. July 27th, 2015

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 4.000 ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và tôm - lúa, với tổng sản lượng tôm cung cấp cho thị trường hàng năm hơn 21.000 tấn. Bên cạnh đó, tỉnh có khoảng 2.150 ha nuôi nghêu, tập trung ở xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông) và xã Phú Tân (huyện Tân Phú Đông), với sản lượng nghêu gần 19.000 tấn/năm. Ngoài ra, các đối tượng thủy sản nuôi nước lợ khác như: Sò huyết, cua, cá kèo, cá chẽm... cũng được nuôi rải rác trên địa bàn các huyện phía Đông.

Mặc dù, nghề nuôi tôm thời gian gần đây phát triển khá ổn định, trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ thâm canh ngày càng cao. Tuy nhiên, ý thức của người dân về sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng cách trong nuôi tôm chưa cao; việc dập dịch, xử lý chất thải trong nuôi tôm trước khi thải ra môi trường chưa được người nuôi tôm quan tâm. Đối với nghề nuôi nghêu, việc quản lý môi trường vùng nuôi chưa được người nuôi thực hiện triệt để, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái ven biển, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát và làm giảm hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm.

Để góp phần bảo vệ môi trường biển, hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả cho người nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh khuyến cáo: Đối với người nuôi tôm và các đối tượng nuôi thủy sản nước lợ trong ao, không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh dạng nguyên liệu mà chỉ dùng các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản nằm trong danh mục được phép lưu hành hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, kinh doanh. Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất diệt giáp xác, cải tạo ao nuôi tôm có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật như: Cypermethrin, Deltamethrin...

Sử dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế thấp nhất việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm, để giảm bớt chất thải do phân, thức ăn dư thừa, dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh trong ao tôm, từ đó, giảm lượng chất thải thải ra môi trường sông, rạch tự nhiên khi cải tạo ao nuôi. Thường xuyên theo dõi sức khỏe, quản lý tốt lượng thức ăn hàng ngày của thủy sản nuôi, tránh tình trạng sử dụng thức ăn dư thừa, làm tăng lượng chất thải trong ao nuôi, bởi lượng thức ăn dư thừa sẽ tích tụ xuống đáy ao làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Cần đầu tư hệ thống ao xử lý nước thải để xử lý nước ao nuôi thủy sản sau khi thu hoạch hay bị dịch bệnh trước khi xả nước trong ao ra môi trường, với diện tích ao xử lý nước thải tối thiểu bằng 30% diện tích ao nuôi. Bùn thải trong nuôi thủy sản phải có khu chứa riêng trong cơ sở nuôi, hay có phương án xử lý bùn thải phù hợp như: Bồi đắp nền nhà, tôn cao bờ đê, san lắp mặt bằng... Tránh tình trạng bơm bùn thải trực tiếp ra các kênh rạch, dẫn đến tình trạng ô nhiễm hữu cơ, để lại dư lượng hóa chất trong đất, nước và gây ra tình trạng bồi lắng các kênh rạch trong vùng nuôi.

Ngoài ra, bà con nuôi tôm cần thả tôm giống với mật độ thích hợp; cụ thể nên thả giống với mật độ 15 - 25 con/m2 đối với tôm sú, 45 - 60 con/m2 đối với tôm thẻ chân trắng. Cần áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và chứng nhận VietGAP để quá trình nuôi tôm đảm bảo an toàn thực phẩm, dịch bệnh, môi trường và an sinh xã hội.

Đối với người nuôi nghêu ven biển, phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe nghêu, nếu phát hiện nghêu chết nên kịp thời thu gom đem ra khỏi bãi nuôi và có biện pháp khử trùng, để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên nghêu.


Related news

​Nông Sản Đà Lạt Tăng Giá ​Nông Sản Đà Lạt Tăng Giá

Bà Ngô Hoài Nam, trưởng phòng kinh tế - huấn luyện (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng), cho biết sau mùa mưa, nhiều loại nông sản không được canh tác trong nhà kính bị hư hại, năng suất sụt giảm nghiêm trọng khiến lượng hàng lưu thông trên thị trường bị thiếu hụt, đẩy giá tăng cao.

Thursday. November 27th, 2014
Tái Cấu Trúc Ngành Lúa Gạo Theo Hướng Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Tái Cấu Trúc Ngành Lúa Gạo Theo Hướng Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh

Thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế triển khai các nghiên cứu và và tham vấn hỗ trợ kỹ thuật của Viện đối với các lĩnh vực của ngành lúa gạo như: Giống, công nghệ sinh học, sản xuất bền vững và chính sách nhằm giúp cải thiện ngành lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập của nông dân.

Thursday. November 27th, 2014
Ưu Tiên Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Đối Với Vải Tươi Ưu Tiên Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Đối Với Vải Tươi

Theo đó, cơ quan hải quan bố trí công chức chuyên trách tư vấn giải quyết thủ tục xuất khẩu mặt hàng vải quả tươi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu, giải quyết nhanh các vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu vải tươi. Đây là biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Thursday. June 26th, 2014
Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi

Già làng Hạng Dụng Chúng là công nhân Lâm trường Đặc sản Lai Châu, năm 1989 ông về nghỉ hưu tại bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Về địa phương, ông tham gia các phong trào hoạt động ở địa bàn dân cư, là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã...

Thursday. June 26th, 2014
Giải Pháp Phát Triển Cá Tra Bền Vững? Giải Pháp Phát Triển Cá Tra Bền Vững?

Trong những ngày qua cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa giá thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này chỉ có lợi cho người nuôi cá liên kết gia công hoặc nuôi theo hợp đồng bán cho các nhà máy chế biến. Trong khi đó không ít người từng có ao nuôi cá tra trước đây khoanh tay ngồi nhìn vì nợ nần, cạn vốn.

Thursday. November 27th, 2014