Nhiều Địa Phương Chuyển Đất Lúa Năng Suất Thấp Sang Trồng Sen

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen.
Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành… nhiều hộ dân đã chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.
Có hơn 70% diện tích người dân trồng sen trắng để lấy ngó và diện tích còn lại trồng sen hồng để lấy gương. Sen trồng chỉ sau một tháng tuổi đã cho thu hoạch ngó hoặc gương. Cứ 2 ngày thu hoạch 1 lần, năng suất từ 100-150 kg ngó thương phẩm/ha, giá bán tại ruộng cho thương lái từ 14.000 - 16.000 đồng/kg.
Sen trồng lấy gương cho năng suất bình quân từ 60-70kg/ha, giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Nhu cầu thị trường của ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Sen rất dễ trồng, nhất là trên vùng đất Đồng Tháp Mười, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp. Thời vụ một mùa sen khoảng 100 ngày, rất phù hợp trồng luân canh 2 vụ lúa- một vụ sen, vừa né lũ, vừa có tác dụng cải tạo đất, cắt đứt mầm bệnh để vụ lúa sau sản xuất thuận lợi hơn.
Related news

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 3.200ha cây ca cao, nhưng từ đầu năm đến nay đã có hơn 600ha cây ca cao bị người dân chặt bỏ. Nguyên nhân là do cây ca cao trồng xen canh dưới tán điều bị sâu bệnh nhiều và hiệu quả không cao. Theo phản ảnh của các chủ vườn, khoảng 2 năm đầu, cây ca cao cho sản lượng khá, sau đó cây ca cao phát triển èo uột, số cây cho trái ít dần, thậm chí bị thối không thu hoạch được.

Niên vụ mía 2012 - 2013, nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã trồng mới và lưu gốc được 2.700 ha mía, đạt 100% kế hoạch, tập trung ở các xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Thuận và Mỹ Phước.

Hàng chục năm nay, khoai mỡ đã là loại cây trồng “ăn nên làm ra” của nhiều nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An). Nhưng với họ, vụ khoai mỡ năm nay lại là một mùa thu hoạch buồn.

Trong chuyến công tác về Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng tôi được giới thiệu mô hình làm kinh tế mới từ cây đinh lăng của ông Hà Ngọc Oánh ở thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa.

Từ đầu năm đến nay, giá thu mua hạt tiêu trên thị trường khá ổn định và luôn ở mức cao, khiến người trồng tiêu rất phấn khởi.