Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chấn Chỉnh Nuôi Tôm Ngoài Quy Hoạch Ở Bình Định

Chấn Chỉnh Nuôi Tôm Ngoài Quy Hoạch Ở Bình Định
Publish date: Tuesday. May 29th, 2012

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Nhiều diện tích nuôi tôm trái phép

Theo Sở NN-PTNT, qua kiểm tra tình hình nuôi tôm tại các địa phương trong tỉnh, đã phát hiện có gần 47 ha đất vườn, đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang nuôi tôm trái phép tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn. Trong đó, huyện Phù Cát có 1 hộ dân ở xã Cát Khánh tự ý đào ao nuôi tôm trên đất vườn với diện tích 300 m2 để ương nuôi tôm giống.

Tại huyện Phù Mỹ, diện tích nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch khoảng 40 ha với 150 hộ tham gia, xảy ra tại các thôn: Hưng Tân, Hưng Lạc, Vĩnh Lợi 1 thuộc xã Mỹ Thành. Trong đó, diện tích đã được cấp quyền sử dụng đất 20 ha và đất bãi cát 20 ha chưa được ngành chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị người dân tự ý lấn chiếm để đào ao nuôi tôm (bao gồm: đất quy hoạch khai thác ti tan 5 ha, đất vườn nhà 3,5 ha, đất chưa sử dụng 4 ha, đất trồng cây hàng năm 27,5 ha). Còn tại huyện Hoài Nhơn, từ cuối năm 2009 đến nay, người dân đã tự ý lấn chiếm đất trái phép và sử dụng đất vườn để đào hồ nuôi tôm ngoài quy hoạch với diện tích 6,8 ha tại Tam Quan, Tam Quan Nam, Hoài Hương, Hoài Mỹ.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất của các ao nuôi tôm tự phát tại các địa phương cho thấy, người dân đã tự phát đào ao nuôi tôm trái phép để mở rộng diện tích nuôi tôm. Trong quá trình nuôi, người nuôi tôm chỉ chú trọng việc xây dựng ao nuôi, chưa đầu tư hệ thống cấp thoát nước, ao lắng, ao xử lý chất thải; nước thải thải thẳng ra môi trường và sử dụng tùy tiện nguồn nước ngầm cung cấp cho việc nuôi tôm. Các khu vực nuôi nhìn chung chưa được chính quyền địa phương đưa vào diện tích quản lý, theo dõi và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ. Đây là những điều kiện dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trong nuôi tôm; gây tình trạng nhiễm mặn đất, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại địa phương…

Tăng cường chấn chỉnh, xử lý

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó phòng Thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Để kịp thời chấn chỉnh, xử lý tình trạng nuôi tôm tự phát tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, trong thời gian qua, Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện tổ chức đoàn kiểm tra và đề nghị UBND các xã triển khai các biện pháp vận động, tuyên truyền và tiến hành xử lý theo quy định đối với các hộ tự phát đào ao nuôi tôm, kiên quyết không để tình trạng nuôi tôm tự phát tiếp diễn. Ngành chức năng cũng đã phối hợp với chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra thực tế, theo dõi diễn biến sản xuất để có biện pháp hướng dẫn, ngăn chặn dịch bệnh lây lan…

Nhờ đó, đã ngăn chặn được tình trạng nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch. Tại huyện Hoài Nhơn, đến nay, UBND huyện đã vận động các hộ dân nuôi tôm trên cát ngoài quy hoạch tự tháo dỡ hồ tôm và trả lại hiện trạng ban đầu (ở các xã Hoài Thanh, Tam Quan Nam) và giao diện tích này cho Ban quản lý rừng phòng hộ của huyện tổ chức trồng rừng phòng hộ ven biển. Huyện Hoài Nhơn cũng đã tổ chức cưỡng chế một hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hương với diện tích 1,5 ha. Hiện tại, UBND huyện tiếp tục vận động người nuôi tôm tự tháo dọn trả lại hiện trạng ban đầu đối với các hồ nuôi tôm tự phát tại thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ).

Tại huyện Phù Mỹ, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng của huyện và UBND xã Mỹ Thành kiểm tra lập biên bản, xử phạt hành chính 25 trường hợp vi phạm nuôi tôm ngoài quy hoạch; đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động không cho người dân phát triển thêm ao nuôi. Chính quyền địa phương đề nghị Sở NN-PTNT hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm gắn với việc xử lý môi trường để hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường tại địa phương…

Related news

Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân

"Nhờ những trợ giúp tích cực của Hội ND, chúng tôi có thêm cơ hội làm ăn tốt hơn, hiểu biết cuộc sống hơn" - ông Lường Văn Hặc, bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La, tâm sự.

Monday. July 15th, 2013
Tăng Cường Quản Lý Quy Hoạch Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Phú Yên Tăng Cường Quản Lý Quy Hoạch Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Phú Yên

Tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn ra từ nhiều năm qua và hiện vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn nếu không có giải pháp phòng, chống hiệu quả.

Friday. March 8th, 2013
Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Tuesday. July 16th, 2013
Trồng Đu Đủ Trái Vụ- Lợi Nhuận Cao Trồng Đu Đủ Trái Vụ- Lợi Nhuận Cao

Anh Bùi Phúc Hải, ở ấp 3 xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) là bộ đội xuất ngũ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhà thiếu trước hụt sau. Sau khi tận mắt chứng kiến kết quả trồng đu đủ Thái Lan ruột vàng của ông Hai Thiều (ấp 5, xã Hòa Hội) anh học cách làm theo...

Sunday. June 23rd, 2013
Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực.

Tuesday. July 16th, 2013