Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học
Publish date: Friday. October 23rd, 2015

Một mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học.

Năm 2015, mô hình “Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học” được Trung tâm KNKN triển khai xây dựng tại một số địa phương trong tỉnh với quy mô mỗi điểm là 100 m2 đệm lót và 800 con giống gà ta chọn lọc.

Nông dân tham gia mô hình được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học men Balasa N01.

Kết quả, tỉ lệ gà nuôi sống đạt bình quân 97,3%, trọng lượng gà 1,7 kg/con, lợi nhuận bình quân 21,15 triệu đồng/mô hình.

Nhiều hộ chăn nuôi cho rằng, chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp giảm đáng kể chi phí công chăm sóc, công dọn dẹp thay phân, thay trấu lót cho gà như trước đây;

Chăn nuôi không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra được vi sinh vật phân hủy; giảm được dịch bệnh cho gà, tỉ lệ gà sống đạt cao và tăng trọng nhanh, cho lãi cao hơn so với cách nuôi trước đây”.

Ngoài chế phẩm sinh học men Balasa N01, các loại nguyên liệu trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp để làm đệm lót khá phổ biến, dễ tìm nên việc làm đệm lót khá thuận lợi; giá thành 100 m2 đệm lót là 941 ngàn đồng, sử dụng trong 6 tháng cho 2 lứa nuôi là chấp nhận được.

Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KNKN cũng khuyến cáo: trong quá trình chăn nuôi bằng đệm lót, nhiệt phát sinh mạnh, cần giãn mật độ gà nuôi từ 10 con/m2 xuống còn 6-7 con/m2; cần xây dựng chuồng có mái cao, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh và thực hiện nuôi nhốt hoàn toàn.

Mô hình thực hiện thành công, giải quyết tốt vấn đề chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phù hợp với điều kiện chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ tại các gia trại, hộ gia đình nằm trong khu dân cư.

Vì vậy có thể xem đây là giải pháp hiệu quả để hướng đến phát triển chăn nuôi sạch, bền vững.

Với kết quả này, Trung tâm KNKN sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình.


Related news

Khóm phụng, khóm son khoe sắc Khóm phụng, khóm son khoe sắc

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Thursday. December 31st, 2015
Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

Thursday. December 31st, 2015
Biến đồng hoang thành tiền tỷ Biến đồng hoang thành tiền tỷ

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

Thursday. December 31st, 2015
Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Thursday. December 31st, 2015
Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.

Monday. January 4th, 2016