Nhãn rải vụ lợi nhuận cao

Cục Trồng trọt cho biết, qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã có 6 tỉnh thành gồm Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp tham gia sản xuất nhãn rải vụ (giống nhãn tiêu da bò, Edor và xuồng cơm vàng) với tổng diện tích hơn 25.620 ha.
Tổng sản lượng nhãn sản xuất rải vụ đạt hơn 116.430 tấn, giảm hơn 38.000 tấn so với chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao gấp đôi. Bình quân nhãn rải vụ bán được giá từ 10 - 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi khoảng 48 triệu đồng/ha, cao hơn nhãn chính vụ 38 triệu đồng/ha.
Tại hội thảo “Đánh giá kết quả sản xuất rải vụ trên cây nhãn khu vực ĐBSCL, tham quan mô hình kiểu mẫu và xúc tiến thương mại liên kết sản xuất - tiêu thụ” tại Vĩnh Long ngày 27/8, lãnh đạo Cục Trồng trọt, Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, ĐH Cần Thơ, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và các hợp tác xã đều khẳng định đây là giải pháp khả thi trong việc điều tiết sản xuất nhãn nói riêng và một số loại trái cây đặc sản khác ở vùng ĐBSCL.
Để sản xuất nhãn rải vụ đạt hiệu quả cao, Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương cần tổ chức, quy hoạch cụ thể hơn việc sản xuất trong các năm tới và tăng cường phối hợp với nhau để đảm bảo hiệu quả.
Related news

Chuẩn bị cúng tất niên và đãi thợ, cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Hằng - vợ một nhà thầu xây dựng ngụ quận 7, TP HCM - gọi điện cho mối quen ở Long An đặt mua 10 con gà ta loại ngon thì được báo giá 90.000 đồng/kg (gà lông), tăng 10.000 đồng/kg so với giá bán cách nay 1 tháng với lý do “giá Tết”.

Với 4 nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt là trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai đã góp phần tích cực trong việc giúp nông dân bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa tại địa phương.

13 năm trước, vào thời điểm đầu năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình trồng giống cam Vinh, cam Canh và bưởi Diễn tại cánh đồng bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. 3 năm sau, những quả ngọt đầu tiên đến với người nông dân Hồng Lếch Cang. Cam, bưởi sai trĩu cành, khách hàng, thương lái tấp nập kéo đến mua. Nguồn lợi từ bán cam, bưởi mang lại niềm hi vọng lớn cho người dân nơi đây.

Ngoài ra, số diện tích lúa đã thu hoạch đạt trên 23 ngàn ha, năng suất 6,81 tấn/ha (thấp hơn 0,16 tấn/ha so với vụ trước). Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2-3 dương lịch.

Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.