Chùm Ngây Cây Trồng Mới

Đầu năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang) triển khai mô hình trồng cây chùm ngây với quy mô 20 sào trên đất vàn cao và đất đồi khó canh tác tại xã Liên Sơn và Lan Giới.
Anh Nguyễn Xuân Giang, thôn Bãi Trại, xã Lan Giới cho biết: Sau 6 tháng trồng, 10 sào chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch. Thu tỉa lá được 4 đợt ở những cây to, mỗi đợt bán được hơn 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, anh Giang vừa thuê thêm 5 sào ruộng để mở rộng diện tích.
Theo tài liệu do Trạm Khuyến nông huyện cung cấp, lá và ngọn chùm ngây chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Thân, rễ và cành dùng làm thuốc chữa bệnh gan, thận... Loài cây này dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, xuống giống từ tháng 5-8 (dương lịch); trồng hàng cách hàng 1,5 m; cây cách cây 1m. Khi chùm ngây cao khoảng 1m thì cưa ngọn để cây ra nhiều nhánh, hạn chế độ cao giúp dễ thu hái và tập trung dinh dưỡng. Khống chế độ cao cây từ 2m trở xuống sẽ cho lá non, xanh và ngon hơn. 6 tháng sau khi trồng cây cho thu hoạch lá; sau 8 tháng đến 1 năm được thu hoạch thêm hoa và quả; từ 3-5 năm có thể thu cành, thân và rễ.
Thạc sĩ Hoàng Thùy Ninh, cán bộ khuyến nông huyện - Chủ nhiệm mô hình cho hay: Hiện nay, chùm ngây thu hoạch đến đâu được các thương lái thu mua hết đến đó. Mô hình có triển vọng mở hướng cho nông dân trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134399/chum-ngay---cay-trong-moi.html
Related news

Những ngày này, bà con nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân. Mặc dù vụ này trúng mùa lớn nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Riêng loại lúa phẩm cấp thấp - IR 50404 thì gần như không bán được.

Hồ chứa nước sông Sào (Nghĩa Đàn - Nghệ An) là công trình thuỷ lợi lớn do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng theo nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Hệ thống đầu mối nằm ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, gồm: Đập chính, đập phụ, tràn xả lũ và hai tuyến cống lấy nước.

Môi trường nước thay đổi: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào tháng 11 đến tháng 2 có thể xuống thấp đến 19-23oC và tăng cao vào tháng 4 đến tháng 6, có thể lên đến 30-35o C. Điều đó làm cho cá bị sốc, stress, bỏ ăn, suy yếu...tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm cho cá dễ bệnh. Chất lượng nước trong ao nuôi kém chất lượng, nguồn nước cấp bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho cá bệnh.

Mô hình liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu ở Đông Tiến, Bắc Ninh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong khi việc bảo hộ giá bán nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dường chưa được đáp ứng, người dân vẫn chịu ảnh hưởng của tình trạng được mùa rớt giá thì mấy năm trở lại đây cây hành đã đáp ứng được điều mà người dân và các cấp chính quyền đang mong đợi