Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Làm Ăn Mới

Hướng Làm Ăn Mới
Publish date: Thursday. June 19th, 2014

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Hai trong số nhiều mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.

Lãi lớn từ nuôi bồ câu Pháp

Nguồn thu này gia đình anh Hứa Công Lương, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hòa Sơn duy trì hơn nửa năm nay, kể từ khi tổng đàn bồ câu bố mẹ tăng lên 1.300 cặp. Với nguồn thu đó, trừ hết các khoản chi phí, nông hộ này lãi ròng 500.000 - 600.000 đồng/ngày.

Dẫn chúng tôi tham quan cơ sở nuôi bồ câu Pháp của gia đình, anh Lương cho biết: Bồ câu là loài vật rất dễ nuôi. Mấy năm nay, gia đình tôi ăn nên làm ra nhờ loài vật này. Cặp bồ câu non 13 ngày tuổi, bán ra với giá 65.000 - 70.000 đồng. Tổng đàn 1.300 cặp bồ câu bố mẹ, ngày xuất bán 15 - 20 cặp là thường.

Khu vực nuôi bồ câu của gia đình anh Lương chỉ rộng khoảng 100m2. Tại đó, các dãy chuồng kết cấu bằng khung tre hoặc thép giăng kín lưới, 2 - 3 tầng, chia thành nhiều ngăn nhỏ. Mỗi ngăn kích thước 40 x 45 x 45, đủ cho một cặp bồ câu bố mẹ sinh sống và sinh nở. “Loài chim này rất mắn đẻ. Cứ 45 ngày cho ra đời 1 cặp. Kể từ khi ra đời, 5 tháng sau đã thành mẹ.

Ngày nào cũng xuất bán, chứ để nuôi, không biết chuồng trại đâu nhốt cho hết. Đầu ra thuận lợi, khách hàng mua liên tục. Có điều, chuồng trại phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Về phòng bệnh, phải nhỏ vắc-xin và phun thuốc tiêu độc, khử trùng theo định kỳ. Nước uống cho bồ câu phải sạch, thức ăn là gạo lức và loại chế biến sẵn phải bảo đảm chất lượng”, anh Lương cho biết.

Tiên phong nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê

Mới đây, bà con xã miền núi Hòa Bắc mở ra hướng làm ăn mới: nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê. Chưa đến kỳ thu hoạch, song những gì đang có cũng đủ khẳng định đây là hướng làm ăn rất khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Người tiên phong trong hoạt động kinh tế mới mẻ này là ông Hồ Phú Sâm, Trưởng thôn Phò Nam. Có mặt tại bè cá neo cách bờ hơn chục mét, đoạn gần cuối địa phận xã Hòa Bắc, vào thời điểm cá điêu hồng thả nuôi hơn 3 tháng, ghi nhận của chúng tôi là hàng vạn con to cỡ bàn tay thỏa sức bơi lượn giữa làn nước trong xanh. Khi ông Sâm vãi thức ăn, cá nổi lên dày đặc đớp mồi trông thật thích mắt.

Ông Sâm cho biết: Cá lớn rất nhanh. Tỷ lệ hao hụt ít. Thời gian tới bình yên vô sự, lứa này trúng đậm. Với 30.000 con đã thả, trừ hao hụt 20%, khi thu hoạch, chí ít cũng còn khoảng 24.000 con. Cứ tính bình quân 2 con/kg, lứa đầu tiên này 12 tấn cá trong tầm tay. Với giá 42.000 - 45.000 đồng/kg, doanh thu nửa tỷ đồng cầm chắc, trừ chi phí lãi ròng từ 150 đến 180 triệu đồng.

Thấy chúng tôi có vẻ bán tín bán nghi về nguồn thu kỷ lục như vậy, ông Phan Hữu Ánh, chuyên gia nuôi cá lồng bè lâu năm tại hồ Hòa Trung có mặt trên bè vào thời điểm đó khẳng định: Với 30.000 con đã thả, sau 5 tháng nuôi, dư sức đạt hơn 12 tấn. Phải nói, nuôi cá lồng bè ở sông Cu Đê thuận lợi hơn ở hồ Hòa Trung rất nhiều. Nước trên sông này chảy không mạnh, ít ô nhiễm, cá chóng lớn.


Related news

Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP? Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP?

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Friday. September 11th, 2015
Ngành chăn nuôi đừng để thua trên sân nhà như vụ đùi gà Mỹ Ngành chăn nuôi đừng để thua trên sân nhà như vụ đùi gà Mỹ

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Friday. September 11th, 2015
Lối thoát cho nông sản Việt Nam Lối thoát cho nông sản Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Friday. September 11th, 2015
Nông sản miền Tây khó vào kênh bán lẻ Nông sản miền Tây khó vào kênh bán lẻ

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Friday. September 11th, 2015
Lo sản xuất bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu Lo sản xuất bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Friday. September 11th, 2015