Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao

Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao
Publish date: Wednesday. March 26th, 2014

Nhiều nông dân TP.HCM đã bắt đầu đột phá vào công nghệ cao như: Nhà kính, hệ thống tưới phun sương..., thậm chí sẽ đầu tư vào công nghệ sinh học.

Tận dụng những kiến thức của một kỹ sư cơ khí, anh Nguyễn Thanh Phong (xã An Phú, huyện Củ Chi) đã bỏ ra gần 3 tỷ đồng để tự xây dựng nhà kính trồng lan hồ điệp. Anh cho rằng, nếu không dám mạo hiểm tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật, những công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thì sẽ rất khó đột phá để nâng cao giá trị sản xuất. Hiện anh đang trồng hơn 20.000 gốc lan hồ điệp đang trong quá trình thu hoạch hoa.

Đồng quan điểm với anh Phong, chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền (thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi)- chủ một vườn lan rộng 4ha, cũng cho biết làm nông bây giờ, nhất là trong điều kiện ở TP.HCM nếu không dám đầu tư, tận dụng chất xám trên đồng ruộng, ứng dụng công nghệ cao thì rất khó thành công. Hiện chị đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống tưới phun sương và nhà lưới cho trang trại lan.

Chị Thanh Huyền cho biết đang có kế hoạch đầu tư hệ thống cấy mô để nhân giống lan. “Tôi đã sang nước ngoài xem hệ thống cấy mô rồi. Tôi cần trang bị kiến thức thêm trước khi đầu tư hệ thống này” - chị nói. Theo chị Huyền, chi phí đầu tư hệ thống cấy mô và công trình nghiên cứu cũng chỉ khoảng 1 tỷ đồng.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Tủi – Trưởng phòng Kinh tế (Hội Nông dân TP.HCM), chương trình chuyển giao công nghệ cao cho nông dân ở TP.HCM đang diễn ra khá chậm. Tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) - một xã điểm trong chương trình chuyển giao công nghệ cao của thành phố, việc chuyển giao cho đến giờ cũng mới chỉ là cây, con giống, các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp và một số mô hình nhà lưới, hệ thống tưới phun sương, máy vắt sữa bò.

Ông Mai Văn Nhắc – cán bộ khuyến nông xã cho biết cả xã cũng chỉ có chưa đến chục hộ trồng lan được Trung tâm Khuyến nông TP.HCM hỗ trợ hệ thống tưới phun sương và nhà lưới. Lý giải điều này, chị Nguyễn Thị Nguyên Trinh – Trưởng phòng Quản lý kế hoạch và chuyển giao công nghệ (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM) cho biết giữa cung - cầu còn khập khễnh.

Nông dân luôn tính đến hiệu quả kinh tế, tính an toàn… trước khi quyết định đầu tư công nghệ. Tuy nhiên, một chủ vườn lan ở Củ Chi lại cho rằng nguyên nhân là do công nghệ được chuyển giao giá thành còn khá cao.

Theo tính toán của nông dân trồng lan tại TP.HCM, đầu tư một nhà kính rộng 1.000m2 giá thành khoảng 3 tỷ đồng, cùng diện tích nhà lưới là 400 triệu đồng. Theo chị Nguyên Trinh, trong thời gian tới trung tâm sẽ đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ sinh học cho nông dân TP.HCM và các tỉnh, thành trong nước.


Related news

0,7 Ha Đất Thu Nhập Gần 400 Triệu Đồng/năm 0,7 Ha Đất Thu Nhập Gần 400 Triệu Đồng/năm

Theo ông Bình, trồng xen rau và rau thơm trong vườn tiêu có thêm lợi thế là khi tưới nước và chăm bón cho rau, cây tiêu cũng được hưởng phân và nước. Mặt khác, khi trồng xen các loại rau đã làm hạn chế việc bốc hơi nước của đất và vì thế vườn tiêu luôn giữ được độ ẩm lý tưởng để phát triển tốt. Các loại rau cũng chỉ thích hợp với độ sáng 50 - 60% nên trồng trong vườn tiêu rất thích hợp.

Monday. December 29th, 2014
Mô Hình Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ở Xã Vĩnh Trạch (An Giang) Mô Hình Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ở Xã Vĩnh Trạch (An Giang)

Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

Monday. December 29th, 2014
Cánh Đồng Mẫu Dưa Bao Tử Lãi Gần 150 Triệu Đồng/ha/vụ Cánh Đồng Mẫu Dưa Bao Tử Lãi Gần 150 Triệu Đồng/ha/vụ

UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.

Monday. December 29th, 2014
Vân Canh (Bình Định) Nghiệm Thu Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Dưới Tán Rừng Vân Canh (Bình Định) Nghiệm Thu Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Dưới Tán Rừng

Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.

Monday. December 29th, 2014
Để Chè Shan Tuyết Nghệ An Để Chè Shan Tuyết Nghệ An "Vươn Xa"

Với khoảng thời gian hơn 10 năm, cây chè Shan tuyết khẳng định ưu thế trên vùng đất Huồi Tụ và Mường Lống của huyện biên giới Kỳ sơn. Sản phẩm chè Shan tuyết ở Nghệ An đã được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, cần tăng cường công tác chế biến và quảng bá cho thương hiệu vươn xa hơn…

Monday. December 29th, 2014