Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản.
Phường Xuân Yên là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng và phát huy thế mạnh của hoạt động cộng đồng. Bởi lẽ, hoạt động cộng đồng mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ vùng nuôi, môi trường; bảo vệ quyền lợi, nguồn thu nhập chính của bà con ngư dân địa phương. Lãnh đạo UBND phường Xuân Yên luôn quan tâm đến mô hình phát triển của các tổ cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản.
Dựa trên nội quy, quy chế hoạt động sẵn có của các tổ quản lý, lãnh đạo UBND phường đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với bà con ngư dân để lấy ý kiến trên tinh thần tập thể, dân chủ; cùng với người dân tham gia khảo sát lại từng vùng nuôi, môi trường, nắm rõ từng đối tượng nuôi để khoanh vùng và thành lập tổ phù hợp với vùng nuôi đó. Kinh phí hoạt động do bà con và thành viên trong tổ tự nguyện đóng góp và được chi phí, phục vụ cho hoạt động của tổ.
Nội quy, quy chế hoạt động của tổ luôn được bổ sung phù hợp với thực tế và theo hương ước của phường, của thôn… Nếu như trước đây, các tổ quản lý cộng đồng của phường Xuân Yên được hình thành theo dòng họ, thôn xóm và do Hội Nông dân quản lý, thì hiện nay hoạt động của tổ có sự quản lý, chỉ đạo của UBND phường.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND phường Xuân Yên cho biết: Phường rất quan tâm đến hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng, xây dựng các tổ quản lý phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương.
Nhờ vậy đã tạo được niềm tin, uy tín với bà con, tạo động lực để bà con tham gia tích cực, nhiệt tình hơn với hoạt động của tổ, nâng cao trách nhiệm và ý thức bảo vệ vùng nuôi, môi trường nuôi. Nhờ vậy, năm qua, bà con đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 2 vụ vi phạm vùng nuôi, ngăn không cho dịch chuyển lồng nuôi bị dịch bệnh đến vùng nuôi an toàn.
Mật độ lồng nuôi cũng được bà con thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nhờ hoạt động của tổ quản lý cộng đồng nên năm 2012, số lồng nuôi bị dịch bệnh chỉ có 10 đến 15% bị thiệt hại sản lượng do bệnh sữa, vùng nuôi của địa phương không nằm trong diện bị công bố dịch.
Hiện nay, phường đã có 10 tổ quản lý cộng đồng đi vào hoạt động nề nếp với 315 thành viên tham gia; quản lý khoảng 2.800 đến 2.900 lồng nuôi thủy sản ở vịnh Xuân Đài. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ quản lý cộng đồng của phường hoạt động ngày càng hiệu quả, không những giúp bà con ngư dân yên tâm và ổn định sản xuất, làm ăn phát triển kinh tế mà còn là nơi để các tổ cộng đồng ở các địa phương khác đến học tập và trao đổi kinh nghiệm.
Related news

Năm 2014 tiếp tục là năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) nói riêng. Tuy nhiên, Vinachem đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà điểm sáng là tín hiệu khả quan cho xuất khẩu sản phẩm cao su.

Ngoài bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), Đồng Nai còn có nhiều vùng nổi tiếng về trồng cây có múi, như: quýt Thanh Sơn, bưởi da xanh ruột hồng Định Quán… Đây là những dòng cây đặc sản cho thu nhập cao nên ngày càng thu hút nông dân đầu tư mở rộng diện tích.

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để tạo ra các sản phẩm độc đáo, thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình là những bước đi đột phá của nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp trong thời gian qua. Dự kiến, nhiều nhà vườn sẽ tung ra một số sản phẩm trái cây độc đáo, lạ mắt cung cấp cho thị trường Tết.

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp.

Nhiều nông dân xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện lúa OM 4900 chỉ còn khoảng 4.950 - 5.000 đồng/kg nhưng không dễ bán. Thương lái không đến mua hoặc có đến thì trả giá rất thấp. Tuy nhiên, do phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch, nếu trữ lại sẽ không có điều kiện phơi sấy nên nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp.