Nguyên Nhân Nào Khiến Giá Cá Tra Sụt Giảm?

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius), giá cá tra nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2014 không ổn định.
Những tháng đầu năm 2014, giá cá nguyên liệu có xu hướng tăng và có mức giá cao nhất vào tháng 4 dao động từ 25.000 – 25.700 đồng/kg, sau đó giảm dần đến hiện nay với giá dao động từ 20.500 – 22.000 đồng/kg.
Giá cá tra nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên như thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan.
VN Pangasius nhận định diễn biến giá cá tra nguyên liệu trong những tháng đầu năm 2014 không ổn định do một số tác nhân.
Thứ nhất là việc mở rộng XK ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế tăng trưởng chậm và bị khống chế bởi các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá… áp đặt ngày càng khắt khe. Cụ thể, kết quả cuối cùng POR9 của Mỹ vào tháng 3-2014, trong kết quả này chỉ có 1 DN hưởng thuế xuất bằng 0%.
Tác động từ POR của Mỹ đã ảnh hưởng một phần đến giá cá nguyên liệu, sau mỗi lần công bố kết quả cuối cùng POR vào cuối tháng 3 hàng năm thì sau đó khoảng 1 đến 2 tháng (vào tháng 5 và 6) thì giá cá có xu hướng giảm xuống (diễn biến này có sự lặp lại từ năm 2011 đến 2014).
Tác nhân thứ hai làm giá XK không tăng và có xu hướng giảm do bị khách hàng NK ép giá và DN trong ngành phá giá từ sau khi diễn ra Hội chợ Boston ở Mỹ (16-3-2014), Hội chợ Brussels ở Bỉ (6-5-2014). Một số DN trong ngành cạnh tranh không lành mạnh, phá giá bán sản phẩm, khi đó trở lại hạ giá thu mua cá tra nguyên liệu nhằm đảm bảo lợi nhuận cho DN và hiện trạng là giá cá có xu hướng giảm thấp xảy ra vào tháng 5, 6, 7 trong nhiều năm nay.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tình hình biển Đông diễn ra trong vài tháng gần đây, tuy không ảnh hưởng lớn đối với ngành do thị trường Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 6% giá trị XK nhưng đã tác động một phần nào đến các thị trường NK cá tra Việt Nam khác trên thế giới, làm cho các DN càng thêm khó khăn.
Khó khăn kéo dài từ các năm qua nên đã làm cho một số DN đến nay gần như cạn kiệt, thiếu vốn hoạt động, mang nợ xấu nên khó tiếp cận được nguồn vốn tính dụng để hoạt động sản xuất. Một số ít DN còn giữ được tăng trưởng còn lại đều sụt giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng …
Từ các dữ liệu trên, VN Pangasius nhận định giá cá tra nguyên liệu biến động là do yếu tố cung cầu của thị trường XK và hiện trạng này cũng diễn ra trong nhiều năm nay, Nghị định 36/2014/NĐ-CP không phải là nguyên nhân làm sụt giảm giá cả hiện nay.
Related news

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên2 tiểu vùng với 8ha;

Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNN) là địa chỉ tin cậy và đi đầu trong kiểm định, nuôi khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng giống đảm bảo về chất lượng...