Cá Rô Đầu Vuông Gặp Khó Đầu Ra

Cá rô đầu vuông một thời là vật nuôi chủ lực của nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giá thức ăn liên tục tăng nên hiện tại hàng ngàn hộ nuôi cá rô đầu vuông trong khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.
Do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nội địa nên đầu ra của cá rô đầu vuông rất hạn chế, không ổn định. Tại Hậu Giang, địa phương có diện tích cá rô đầu vuông lên đến 250ha, hiện tại giá cá 10 con 1kg dao động ở mức 22.000 – 23.000 đồng/kg, trong khi để có 1kg cá thương phẩm, người nuôi tốn trung bình 21.000 đồng tiền thức ăn.
Như vậy nếu hộ nào nuôi đạt hiệu quả tốt nhất cũng chỉ lợi nhuận 2.000 đồng/kg, đó là chưa tính công lao động… Không chỉ lời ít, mà theo nhiều người dân, hiện tại số lượng thương lái thu mua cũng rất hạn chế.
Trước những khó khăn của người nuôi, các địa phương trong khu vực đã tính đến phương án quy hoạch lại vùng nuôi. Tuy nhiên, nếu chỉ quản lý được diện tích thả nuôi, mà chưa tính đến giải pháp nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ thì bài toán ứ đọng, dội hàng chắc chắn chưa thể giải quyết.
Related news

Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các cơ quan thông tấn báo chí thông báo kết quả xác minh việc thương nhân Trung Quốc thu gom các loại nông, lâm sản và "những mặt hàng khác lạ"... sau khi yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát.

Sáng nay 30-3, Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam và triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản”.

Chuyện đã qua, nhưng hậu quả thì đến hôm nay vẫn chưa giải quyết được, mà trước hết là sự lúng túng trong việc hỗ trợ vốn để người dân tái đầu tư, gây dựng lại thương hiệu tu hài Vân Đồn...

Thôn Phước Thiện, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) lâu nay người dân thường trồng cây phi lao (dương liễu). Tuy không đem lại giá trị kinh tế cao, những cánh rừng phi lao dọc bờ biển này có tác dụng chắn gió, chắn cát và giữ đất. Nhưng trước sức hút của con tôm, người dân đã chặt phá hết cây, thuê xe máy đào, máy ủi bạt rừng để lấy đất đào hồ nuôi tôm. Gia đình bà Trương Thị Vân trước đây làm nghề đi biển, nhưng thấy nuôi tôm có giá nên cũng thuê đất đào hồ tôm.

Nhằm góp phần bảo vệ & phát triển nguồn lợi thủy sản, nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản (1-4-1959 - 1-4-2014), vừa qua tại khu vực nuôi trồng thủy sản ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, Chi cục Thủy sản phối hợp với Hội Nghề cá tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) và chính quyền xã tổ chức thả 60 ngàn con tôm sú giống ra môi trường thiên nhiên.