Nông Dân Huyện U Minh Hướng Đến Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm trong thời gian qua, nông dân huyện U Minh (Cà Mau) đang hướng đến mô hình nuôi vịt an toàn sinh học.
Thực tế đã qua, mô hình này mở ra triển vọng trong việc khôi phục đàn gia cầm và mang đến lợi ích kinh tế cho nhà nông.
Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.
Mô hình trên còn có lợi thế là chi phí đầu tư ban đầu không cao, nên nông dân sẽ dễ dàng tiếp cận. Hiện nay, huyện U Minh đã có hàng chục hộ thực hiện mô hình. Sau một lứa vịt nuôi khoảng 65 ngày có hộ thu lợi hơn 10 triệu đồng.
Một trong những lợi thế của mô hình nuôi vịt an toàn sinh học thời gian qua là giúp người chăn nuôi được tiếp cận với qui trình sản xuất mới, khoa học, quản lý tại hộ gia đình, khắc phục tình trạng nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát như trước đây.
Related news

Trước những bất lợi về giá, sức tiêu thụ kém của thị trường nhập khẩu từ đầu năm đến nay, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo: Xuất khẩu (XK) thủy sản năm nay giảm khoảng 15% so với năm 2014.

Hà Tĩnh đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống, chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi…, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường.

Một công ty ở Hải Dương đã bị phát hiện sử dụng chất vàng ô có thể gây ung thư vào sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trên đà thắng lợi của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng thêm tiêu chí thứ 20 “khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu’’.

Sáng 12/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp nghe tiến độ giao đất gắn với giao rừng (GĐGR), đo vẽ bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp, nông nghiệp, đất ở đô thị. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng dự.