Nguy Cơ Đổ Vỡ Đề Án Phát Triển Cà Phê Bền Vững

Ngày 28-4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp đánh giá lại đề án phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Thông qua đề án này, tỉnh đã đầu tư trên 2.823 tỷ đồng để phục vụ chương trình phát triển cà phê bền vững. Tỉnh cũng cũng đã tiến hành khảo sát, quy hoạch lại việc phát triển cà phê theo hướng sản xuất bền vững để diện tích cà phê của tỉnh đến năm 2020 là 170.000ha, sản lượng hàng năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk, việc triển khai thực hiện đề án phát triển cà phê bền vững trên địa bàn chưa đạt yêu cầu, nhất là còn nhiều diện tích cà phê chưa được trồng cây che bóng, chắn gió (trên 68% diện tích), tỷ trọng cà phê chế biến tinh vẫn còn quá thấp (chiếm chưa đến 9% trong tổng sản lượng), thiếu nhiều diện tích sân phơi.
Related news

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.