Nông Dân Mỹ Chống Thiên Địch Bằng Biện Pháp Tự Nhiên

Nhiều nơi ở Mỹ, nông dân đã thực hiện việc tiêu diệt côn trùng gây hại cây trồng bằng các biện pháp tự nhiên, thay vì dùng hóa chất thuốc trừ sâu.
Mark Van Horn, Giám đốc Trung tâm Trang trại sinh viên của Trường ĐH California (Mỹ) gần như mất dạng khi ông đi qua hàng rào hoa hướng dương trồng xung quanh cánh đồng cà chua và ngô ngọt. Ở đây, hoa hướng dương được trồng không phải để trang trí mà là phần chính yếu của một chiến lược kiểm soát sâu bệnh của trang trại rau sạch.
Ông Horn cho biết, theo kết quả nghiên cứu mới nhất về hướng dương dại, loài hoa này được trồng để làm nơi trú ngụ của bọ rùa và ong vò vẽ ký sinh. Đây chính là 2 loài côn trùng chuyên tiêu diệt côn trùng gây hại cho việc trồng trọt.
Mỹ đang tài trợ 307 tỷ USD cho các chương trình nông nghiệp, trong đó có nghiên cứu sâu về các kỹ thuật canh tác hữu cơ. Hằng năm, nguồn tiền đổ cho các nghiên cứu này là 3 triệu USD, còn khiêm tốn so với mức đầu tư 20 triệu USD cho nghiên cứu nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, số lượng chương trình, dự án nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ hằng năm đã tăng lên trên 20 so với con số 5-7 một vài năm trước.
Các nghiên cứu mới nhất về hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đã làm rõ những kỹ thuật mà nông dân thời đại mới có thể áp dụng. Nhà côn trùng học David Crowder công tác tại Trường ĐH Washington (Mỹ) nói rằng, việc có nhiều loài thực vật xung quanh cánh đồng và không sử dụng thuốc trừ sâu sẽ kích thích sự cân bằng giữa các loài côn trùng, thay vì để một loài thống trị.
“Có nhiều kẻ thù tự nhiên và chúng làm công việc kiểm soát sâu bệnh ở các cánh đồng hữu cơ rất tốt”, ông D. Crowder, nói.
Kẻ thù tự nhiên là chìa khóa của nông nghiệp hữu cơ. Tại Thung lũng Salinas – nơi cung cấp 80% sản lượng salad cho cả nước Mỹ thường gặp phải tình trạng bọ trĩ tấn công rau diếp. Bọ trĩ là loài khó diệt. Để xử lý, người ta trồng hoa cải gió (một loài hoa trang trí) giữa các luống rau diếp, chiếm 5-10% tổng diện tích cánh đồng. Loài ong vò vẽ sống trong đám hoa cải gió bắt bọ trĩ làm thực phẩm để nuôi con của chúng.
Ngoài ra, một số nông dân Mỹ trồng dâu tây đã thực hiện cách dùng các loại bẫy thực vật để thu hút côn trùng có hại nhằm bảo vệ cánh đồng dâu tây của họ. Bọ Lygus khiến dâu tây biến dạng. Tuy nhiên, loài bọ này thích cỏ linh lăng hơn dâu tây. Vì vậy, cứ 50 hàng dâu tây, người nông dân lại trồng một luống cỏ linh lăng. Khi đám bọ Lygus tập trung đông đảo, người nông dân dùng một máy hút bụi lớn gắn trên máy kéo để hút đám bọ đi.
Related news

Bộ Công Thương vừa đề xuất với các bộ, ngành miễn giảm chi phí xuất khẩu vải sang Malayssia cho Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Quảng Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) để sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu con giống “sạch” cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh.

Trồng rừng khá chuyên nghiệp nên gia đình ông Huỳnh Thanh Nghĩa, ở thôn 6, xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) đã vươn lên làm giàu.
Huyện Tuần Giáo có 211ha mặt nước để nuôi thủy sản, với sản lượng cá hàng năm đạt trên 232 tấn; tập trung ở các xã: Mường Mùn, Mùn Chung, Quài Tở, Quài Cang, Chiềng Sinh, Chiềng Đông. Nhờ đầu tư các mô hình nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo. Tuy nhiên, hàng năm bước vào mùa mưa gây khó khăn không nhỏ cho các hộ nuôi thủy sản do nước ngập hoặc sau lũ xuất hiện dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất thủy sản.
Vụ mùa năm nay, toàn xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) gieo cấy 69ha lúa, cơ cấu giống chủ yếu là các giống lúa địa phương và Nhị ưu 838. Từ đầu tháng 6, nông dân xã Quảng Lâm đồng loạt ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải đất, chuẩn bị thóc giống để gieo mạ sau đó đợi mưa xuống, có nước mới tiến hành gieo, cấy. Thời điểm này, khoảng 90% diện tích đã được cày ải xong. Sau mấy trận mưa giông đầu mùa, lượng nước dồi dào, bà con tập trung dẫn nước vào ruộng bắt đầu gieo, cấy.