Nguồn Cung Tăng Khiến Mít Thái Giảm Giá Mạnh
Hơn 1 tháng nay, người trồng mít Thái siêu sớm ở các vùng trọng điểm chuyên canh mít của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy đứng ngồi không yên vì loại mít này bất ngờ tuột giá mạnh.
Chỉ trong vòng một tháng, giá mít đã giảm tới hơn 10.000 đồng/kg nên lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi hecta trồng mít trong mấy năm trước giờ đây là điều không tưởng.
Ông Nguyễn Văn Thành, nông dân trồng mít ở xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy cho biết, hiện nay thương lái thu mua mít Thái siêu sớm loại 1 (mít tròn đều, không bị sâu, trọng lượng từ 15kg trở lên) chỉ ở mức 7.000 - 8.000 đồng/kg, mít loại 2 có giá 4.000 - 5.000 đồng/kg, thậm chí mít loại 3 chỉ được mua với giá 2.000 - 2.500 đồng/kg. So với tháng trước, giá mít đã giảm gần 10.000 đồng/kg, còn so với giá mít cao nhất năm ngoái, mít giảm hơn 17.000 đồng/kg.
"Mấy năm trước, nghe thông tin một số điểm trồng mít đạt hiệu quả cao, lợi nhuận vài trăm triệu đồng mỗi năm chỉ từ vài công đất (mỗi công đất bằng 1.000m2) nên gia đình tôi cũng mạnh dạn chuyển 3.000m2 vườn tạp sang trồng mít. Đến nay hơn 3 năm, mít bắt đầu có trái nhiều, giá mít sụt thê thảm, việc tiêu thụ mít cũng gặp khó khăn do lượng mít đổ về các vựa trái cây rất nhiều, chủ vựa mạnh tay phân loại mít xuống loại 2, loại 3", ông Thành than thở.
Thực tế cho thấy, dọc theo các tuyến Quốc lộ 1A, các tuyến đường cửa ngõ vào Tp Hồ Chí Minh có rất nhiều tiểu thương, xe đẩy bán mít Thái chín (trái loại 2, loại 3) dọc đường cho người tiêu dùng với giá rất mềm chỉ 10.000 đồng/kg mít.
Theo Bà Trần Thị Lài, thương lái thu mua mít ở thị trấn Cai Lậy, cách đây 2 năm mít Thái siêu sớm từng được xem là một loại cây trồng dễ "làm giàu" vì kỹ thuật canh tác không quá khó, năng suất mít đạt 35 - 40 tấn/ha (tùy theo tuổi vườn mít), nhất là giá mít có thời điểm lên đến 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Một số ít vườn mít đi đầu trong phong trào trồng mít Thái siêu sớm dễ dàng đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng, lợi nhuận hơn nửa tỷ đồng mỗi hecta trồng mít. Điều này đã thôi thúc nhiều nông dân đổ xô nhau trồng loại mít này.
Đến nay, diện tích mít Thái này bắt đầu cho thu hoạch đồng loạt khiến nguồn cung mít cho thị trường tăng mạnh trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng không đáng kể, nên giá mít giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Trước đây, một số chuyên gia ngành nông nghiệp đã cảnh báo nguy cơ này. Vì vậy, nông dân cần rút kinh nghiệm phải suy tính kỹ khi quyết định nuôi trồng một loại cây, con nào đó.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Tiền Giang có gần 1.000 hecta mít (tỷ lệ cho trái hơn 70%), tập trung nhiều nhất ở huyện Cai Lậy (khoảng 500 hecta), huyện Cái Bè (khoảng 200 hecta)...
Related news
Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.
Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.
Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.